Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh quý 1/2025 với nhiều thông tin đáng chú ý.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó dự đoán, đặc biệt là chính sách của Mỹ, Petrovietnam cho biết đã duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tích cực.
Cụ thể, trong tháng 3/2025, nhiều chỉ tiêu, sản lượng sản xuất kinh doanh tăng trưởng so với tháng trước: dầu thô tăng 12%; khí tăng 24%; điện tăng 35%; xăng dầu tăng 87%; urê tăng 10%; NPK tăng 37%; LPG tăng 20%; condensate tăng 17%.
Lũy kế quý 1/2025, Petrovietnam có 4 chỉ tiêu ghi nhận mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái gồm: điện tăng 18,6%; xăng dầu tăng 13,8%; phân bón NPK tăng 45,5%; polypropylen tăng 21,7%.
Theo đó, tổng doanh thu Petrovietnam quý đầu năm 2025 ước đạt 241.237 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi ngày, tập đoàn thu về hơn 2.680 tỷ đồng.
Nộp ngân sách nhà nước đạt khoảng 34.696 tỷ đồng, tăng 10%. Giá trị đầu tư trong quý ước đạt 7.387 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2024.
Đáng chú ý, Petrovietnam là doanh nghiệp cán mốc 1 triệu tỷ đồng trong năm 2024, tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước.
Quý 1/2025, Petrovietnam ghi nhận doanh thu đạt 241.237 tỷ đồng
Để chuẩn bị cho kế hoạch quý 2/2025, ngay sau khi Mỹ công bố chính sách thuế đối ứng với Việt Nam ngày 2/4, Petrovietnam đã có những phân tích tác động từ thị trường thế giới, đưa ra các giải pháp ứng phó, đồng thời nghiên cứu các đề xuất, kiến nghị chính sách hỗ trợ tới cơ quan chức năng để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Doanh nghiệp này đã chủ động ứng phó với các thay đổi trong chính sách thuế và điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh như rà soát lại các dự án đầu tư, tối ưu hóa chi phí khai thác dầu khí và tăng cường sản lượng khai thác cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đồng thời kiến nghị Chính phủ có cơ chế nhập khẩu LNG dài hạn từ Mỹ và kiến nghị xem xét liên quan thuế xuất khẩu dầu thô…
Thời gian tới, Petrovietnam sẽ tập trung nguồn lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2 chính thức được Thủ tướng giao Petrovietnam làm chủ đầu tư vào ngày 1/4/2025.
Về nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và quý 2/2025, Petrovietnam dự kiến gia tăng tốc độ dự án Đại Hùng pha 3; đẩy nhanh tiến độ dự án Nhơn Trạch 3 và 4. Bên cạnh đó là tăng tốc các dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nâng công suất kho LNG Thị Vải…
Trước mắt, doanh nghiệp này cho biết nhiệm vụ cấp thiết là đánh giá toàn diện tác động của chính sách thuế từ Mỹ lên hoạt động khai thác dầu khí, từ đó xây dựng và kiến nghị các giải pháp hỗ trợ phù hợp.
-
Chuyển biến mới nhất tại doanh nghiệp vừa đạt kỷ lục hơn 1 TRIỆU TỶ ĐỒNG doanh thu năm 2024
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chính thức đổi tên mới là Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia và đạt mốc doanh thu kỷ lục hơn 1 triệu tỷ đồng trong năm 2024.
-
Doanh nghiệp Việt đầu tiên đạt 1 TRIỆU TỶ ĐỒNG doanh thu năm 2024: Họ đã làm điều đó như thế nào?
Một doanh nghiệp Việt vừa ghi dấu ấn lịch sử khi đạt doanh thu vượt mốc 1 triệu tỷ đồng trong năm 2024, tăng 6% so với năm 2023. Đây cũng là mức tăng trưởng ấn tượng, cao hơn 36% so với thời kỳ trước Covid-19, tương đương 9% GDP cả nước.
-
Hé lộ doanh nghiệp vừa đạt hơn 1 TRIỆU TỶ ĐỒNG doanh thu năm 2024
Doanh nghiệp này đã phá kỷ lục doanh thu trong năm 2024 và tương đương 9% GDP cả nước.








-
Doanh nghiệp thép vốn hóa hơn 2.200 tỷ muốn niêm yết trên HoSE, sản xuất loại thép cho ngành ôtô, đồ gia dụng
Năm 2025, doanh nghiệp này đặt kế hoạch kinh doanh với tổng sản lượng 780.000 tấn, tổng doanh thu dự kiến 18.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 300 tỷ đồng.
-
Hãng gạch nổi tiếng của Việt Nam đề xuất loạt khu công nghiệp mới tại Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hưng Yên…
Năm 2025, doanh nghiệp này cho biết sẽ khảo sát, đề xuất lập hồ sơ xin chấp thuận nhà đầu tư loạt khu công nghiệp mới tại các địa phương như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lào Cai, Hưng Yên... và các khu công nghiệp tại phía Nam....
-
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã hiện diện tại nhiều ngành kinh tế, trải rộng từ thương mại, nông nghiệp đến tài chính, du lịch, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.