Thị trường trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc đang phát đi tín hiệu cảnh báo rằng bong bóng bất động sản trên thị trường đại lục này chuẩn bị đến giai đoạn vỡ tung.
Bong bóng bất động sản Trung Quốc bắt đầu vỡ?Theo Financial Times, thị trường trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc đang phát đi tín hiệu cảnh báo rằng bong bóng bất động sản trên thị trường đại lục này chuẩn bị đến giai đoạn vỡ tung – diễn biến xấu có thể khiến các thị trường tài chính toàn cầu chấn động.

Cho đến năm ngoái, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc vẫn được nhà đầu tư quốc tế hết sức ưa chuộng. Cái từng được yêu thích nay đang trở thành nỗi sợ, nhà đầu tư phải đối đầu với sự thật rằng giá bất động sản đang rơi và các công ty kinh doanh bất động sản không thể tiếp cận được với nguồn tài chính.

Nỗi sợ rõ nét nhất có thể thấy trên thị trường trái phiếu quốc tế, các công ty bất động sản Trung Quốc đã bán 19 tỷ USD nợ trong những năm gần đây. Giá trái phiếu của các công ty giảm sâu, lợi suất trái phiếu tăng mạnh.


Ông Owen Gallimore, chiến lược gia tại ANZ, phân tích: “Có thể thấy lợi suất trái phiếu đã vượt mức 20%, rủi ro vỡ nợ lên rất cao.” Ông cảnh báo ít nhất một nửa các công ty bất động sản này thuộc diện rủi ro không thể thanh toán được nợ trái phiếu.


Thị trường chứng khoán còn tồi tệ hơn. Tính từ đầu năm 2011 đến nay, cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc niêm yết trên thị trường Hồng Kông đã giảm tới 40% trong khi đó chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm 22%.


Bà Agnes Deng, trưởng bộ phận kinh doanh cổ phiếu Trung Quốc tại Baring Asset Management, chỉ ra: “Người ta đang lo lắng về rủi ro vỡ nợ và tác động đến các công ty bất động sản, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán nói chung.”


Trong một chuyến đi thực tế đến khu vực đồng bằng châu thổ sông Châu, bà cho biết đã chứng kiến nhiều công ty bất động sản giảm giá bán tới 5% hoặc hơn trong các giao dịch bát động sản, dù trên thực tế tháng 9 và tháng 10 hàng năm thường là tháng “thịnh” của thị trường bất động sản.


Số liệu từ chính phủ Trung Quốc cho thấy giá bất động sản Trung Quốc đã tăng 60% tính từ cuối năm 2006. Trong khi đó, tính toán của công ty trong lĩnh vực tư nhân lại cho thấy giá bất động sản tại một số phân khúc tăng.


Bởi thông tin từ các nguồn khác nhau đưa ra thông điệp khác nhau, thị trường Trung Quốc quá thiếu số liệu thống kê chuẩn xác, tổng thể về nguồn cung và nhu cầu, ý kiến về khả năng liệu bong bóng có tồn tại trên thị trường hay không và liệu nó đã vỡ hay chưa vẫn còn rất trái phiếu.


Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận: các công ty bất động sản Trung Quốc vay nợ rất nhiều trong những năm gần đây khi họ theo đuổi các kế hoạch mở rộng hoạt động, vì vậy họ không còn nhiều khả năng ứng phó nếu doanh số bất động sản sụt sâu.


Tồi tệ hơn, các công ty bất động sản hiện không thể tiếp cận được với nguồn tài chính. Các ngân hàng nhà nước Trung Quốc, theo chỉ đạo của chính phủ, hạn chế cho vay với phần lớn các công ty bất động sản, ngoại trừ nhóm công ty mạnh nhất.


Gần đây, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P đã tiến hành cuộc điều tra và đánh giá xem 30 công ty bát động sản lớn nhất Trung Quốc sẽ ra sao nếu thị trường đi xuống. Đối với các trái chủ, kết quả không quá tệ.


S&P chỉ ra phần lớn các công ty bất động sản sẽ vẫn chống chọi được nếu doanh số bán bất động sản giảm 10% trong năm 2012. Tuy nhiên, hơn một nửa các công ty, trong đó bao gồm cả vài công ty lớn nhất, sẽ khó có thể trả nợ nếu doanh số bán giảm 30%.


Năm 2008, giá trái phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc giảm sâu, thị trường bất động sản nội địa bắt đầu chịu chấn động.


Nhà đầu tư khi đó đã tính đến khả năng làn sóng vỡ nợ tăng cao, tuy nhiên điều này chưa bao giờ thành hiện thực bởi chính phủ Trung Quốc cho phép hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước tiêu tiền mạnh để cứu thị trường bất động sản, tăng trưởng cung tiền M2 của Trung Quốc tăng trưởng gần gấp đôi từ đầu năm 2008.


Nay khi lạm phát ở mức cao và kỳ vọng nợ xấu tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng, rất ít người cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra gói hỗ trợ với quy mô giống như lần trước, ngày cả nếu kinh tế toàn cầu có khủng hoảng lần 2.
Theo TTVN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.