Dự án có quy mô hơn 205.000m2 tọa lạc tại P. Thạnh Mỹ Lợi, Q2 trong đó diện tích xây dựng nhà xưởng là 101.648m2; xây nhà lưu trú cho công nhân 20.875m2; đất giao thông 41.339m2; đất cây xanh - thể dục thể thao 30.935m2, xây dựng công trình kỹ thuật và xử lý nước thải 5.662m2; xây dựng nhà điều hành quản lý, dịch vụ 4.793m2... Chủ đầu tư sẽ bỏ vốn để đền bù, giải tỏa khu vực dự án, triển khai san lấp, trang bị cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và xây dựng nhà xưởng, rồi cho các cơ sở, doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại để sản xuất.
Là chủ dự án, Công ty cổ phần đầu tư Thủ Thiêm đã phác họa mô hình một Cụm TTCN nằm cạnh bờ sông vô cùng hoành tráng, trong đó có hàng chục dãy nhà xưởng hiện đại nằm cạnh những tòa nhà chung cư rất đẹp làm nơi trú ngụ lý tưởng cho khoảng 4.000 công nhân. Nhiều con đường lớn cùng công viên rợp bóng cây xanh càng tạo thêm dấu ấn cho Cụm TTCN sạch, kiểu mẫu.
Trong số hàng chục hộ dân bị thu hồi đất làm dự án, gia đình ông Nguyễn Văn Trung (SN 1964, ngụ Q1, TPHCM) có diện tích giải tỏa lớn nhất với 19.510m2. Thấy ý nghĩa to lớn của dự án, ông Trung và vợ là bà Nguyễn Thị Kim Loan đã nhất trí với chủ trương quy hoạch của thành phố. Ngày 18-3-2011, cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Q2 Nguyễn Cao Đạt ra bảng chiết tính với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho ông Trung là 4,59 tỷ đồng gồm hai khoản; trong đó bồi thường đất với giá 162.000 đồng/m2 (3,16 tỷ đồng); hỗ trợ đất nông nghiệp “trong địa giới hành chính phường” với 1.000m2 (1,43 tỷ đồng).
Có lẽ thấy giá đền bù quá “bèo” nên ngày 21-3-2011, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Thủ Thiêm Lê Văn Lực (chủ đầu tư dự án) ký văn bản kiến nghị UBND Q2 cùng các cơ quan chức năng quận xin chấp thuận “hỗ trợ thêm” cho hộ ông Trung số tiền 19,213 tỷ đồng, cao gấp 4 lần số tiền bồi thường. Ông Lực khẳng định: toàn bộ số tiền 19,213 tỷ đồng do Công ty cổ phần đầu tư Thủ Thiêm “tự nguyện hỗ trợ”!
Ngày 9-5-2011, Phó chủ tịch UBND Q2 Nguyễn Cư ký quyết định duyệt bồi thường, hỗ trợ cho hộ ông Trung 4,59 tỷ đồng. Nhận quyết định vào ngày 18-7-2011, ông Trung không chấp nhận nên đã làm đơn khiếu nại. Bà Nguyễn Thị Kim Loan trình bày: “Đơn khiếu nại đề ngày 9-8-2011 nhưng vợ chồng tôi chờ đến giữa tháng 9-2012 (hơn một năm) mới nhận được quyết định giải quyết do Chủ tịch UBND Q2 Tất Thành Cang ký ngày 31-8-2012. Quá bức xúc nên chúng tôi một mặt khiếu nại quyết định, một mặt làm đơn tố cáo đề nghị làm rõ việc bồi thường hỗ trợ cũng như quá chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại.
Tiếp nhận đơn khiếu nại của ông Trung, sau khi xem xét Thanh tra thành phố đã ra thông báo “đủ điều kiện thụ lý giải quyết”. Theo thông báo, thời gian Thanh tra thành phố thụ lý là 35 ngày tính từ ngày 16-10-2012 (trừ ngày lễ, ngày nghỉ). Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 tháng, gia đình ông Trung vẫn chưa nhận được kết quả giải quyết nên đã làm đơn kêu cứu. Báo CATP chuyển bức xúc của gia đình ông Trung đến Thanh tra thành phố, đề nghị xem xét giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
-
Mua nhà theo NĐ 61/CP: Sẽ phân loại các trường hợp vướng mắc
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, gần 1.000 hồ sơ bán nhà theo Nghị định (NĐ) 61/CP đã được thẩm định, duyệt giá còn tồn đọng do chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính, trong đó có khoảng 700 hồ sơ đã ký hợp đồng mua bán, hơn 400 hồ sơ đã gửi giấy mời nhiều lần, nhưng các hộ dân chưa nộp tiền vì lý do "khó khăn" chưa thu xếp được tài chính. Ước tính số tiền thực nộp này khoảng 60 tỷ đồng.
-
Thực ra, thị trường bất động sản đã “đóng băng” từ hơn một năm rưỡi sau những “cơn sốt” đất, nhà hầm hập ở Hà Nội và một phạm vi không nhỏ ở TP.HCM. Lớp “băng” cứ ngày càng dày lên, chồng chất đến mức trở thành cả một khối băng rắn chắc trên diện rộng, rất khó phá.