Bộ Xây dựng đề xuất bỏ tiêu chí về nơi cư trú cho người mua nhà ở xã hội.
Cụ thể, đối với điều kiện về nhà ở, dự thảo Nghị định quy định: Trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình được xác định khi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Nhà ở và vợ hoặc chồng của người đó chưa có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó.
Trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân của những người đăng ký thường trú tại căn nhà đó dưới 15m2 sàn/người.
Như vậy, thay đổi quan trọng của Nghị định là bỏ tiêu chí về nơi cư trú.
Theo quy định hiện hành (Điều 51 Luật Nhà ở 2014), người được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này (trừ học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập).
Đối với điều kiện về thu nhập, dự thảo Nghị định quy định: Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 76 của Luật Nhà ở thì phải đảm bảo điều kiện có mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu đồng/tháng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị nơi đối tượng làm việc xác nhận.
Thời hạn xác định điều kiện về thu nhập trong 3 năm trước liền kề năm được xét mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Theo quy định hiện hành, người mua nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (Hiện ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân là 11 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ gia cảnh với 1 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng).
Đối với đối tượng quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 76 của Luật Nhà ở thì dự thảo Nghị định quy định phải thuộc trường hợp hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định còn đề xuất loạt thay đổi về quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; về ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; về xác định giá bán, giá cho thuê mua, giá cho thuê nhà ở xã hội; về trình tự, thủ tục bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội...
-
Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đắt nhất Hà Nội muốn làm dự án gần 750 tỷ tại Thanh Hoá
Sau khi gia hạn đầu tư, vẫn chỉ có Công ty CP Đầu tư xây dựng NHS vẫn là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Bắc sông Tống, xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa).
-
Dù lãi suất 0%, người thu nhập thấp cũng không thể mua được nhà ở xã hội
Nhiều bất cập trong chương trình nhà ở xã hội (NOXH) đã được các chuyên gia chỉ ra, trong đó là mức lãi suất cho vay mua nhà vẫn còn quá cao, chưa kể các điều kiện ràng buộc hết sức ngặt nghèo, chưa bám trúng bản chất vấn đề.
-
Hà Nội thúc tháo gỡ vướng các dự án nhà ở xã hội
UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 4255 về việc triển khai thực hiện Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội....
-
Năm 2025, cả nước dự kiến hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội
Năm 2025 Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội. Cùng đó, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m2 sàn/người.
-
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng, gỡ khó cho phân khúc nhà ở có nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung đang “nhỏ giọt”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khẩn trương triển khai các dự án nhà ở xã hội trên cả nước.