Ngày 24/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định mua bán điện trực tiếp giữa các đơn vị phát điện với khách hàng (DPPA) và Dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt mái nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Tại hội thảo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA) trong trường hợp sử dụng hệ thống lưới điện quốc gia thì sản lượng của khách hàng sẽ được thanh toán theo hai thành phần.
Trong đó, phần sản lượng tiêu thụ của khách hàng được đáp ứng từ đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sẽ thanh toán theo cơ chế thị trường, phần sản lượng tiêu thụ điện còn lại sẽ được thanh toán theo quy định hiện hành.
Hai chính sách về DPPA và khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu hoàn toàn thống nhất, không mâu thuẫn. Cần lưu ý là nếu bỏ cụm từ “tự sản tự tiêu” sẽ làm thay đổi hoàn toàn bản chất, không tuân thủ các quy định của pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát triển điện vừa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng quy định mua điện mặt trời mái nhà dư thừa giá 0 đồng là phù hợp
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan truyền thông truyền tải thông điệp về bản chất khái niệm “mặt trời áp mái tự sản tự tiêu” để xã hội hiểu, chia sẻ và cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật, phát triển các nguồn điện hài hòa theo quy hoạch điện đã được phê duyệt trong từng giai đoạn; không gây thêm áp lực cho hệ thống truyền tải và phân phối, góp phần giảm căng thẳng trong cung ứng điện.
Vì vậy, trong bối cảnh điều kiện của hệ thống truyền tải và phân phối, cân bằng cơ cấu nguồn, biện pháp chống phát ngược và giải pháp giá 0 đồng trong trường hợp điện mặt trời mái nhà còn dư, phát lên lưới điện quốc gia là phù hợp, đảm bảo được việc ngăn là phù hợp, đảm bảo ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.
“Những cơ chế khuyến khích loại hình điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu là bước đột phá trong nỗ lực tháo gỡ các rào cản pháp lý cho phát triển nguồn điện trong bối cảnh một số quy định pháp luật chuyên ngành chưa theo kịp thực tiễn. Đã hưởng cơ chế ưu đãi, lại còn bán điện sẽ gây đổ vỡ quy hoạch điện, mất an toàn...”, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
-
Điện mặt trời mái nhà dư thừa được phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền
Điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở chỉ được tự dùng và không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Sản lượng điện dư thừa nếu phát vào hệ thống điện quốc gia có giá 0 đồng và không được thanh toán.
-
Lắp điện mặt trời mái nhà không cần theo quy hoạch, dùng thừa được bán lên lưới điện quốc gia?
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, các nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo từng thời điểm.
-
“Khai tử” dự án xử lý rác thải, phát điện vốn đầu tư 45 triệu USD tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện với tổng mức đầu tư 45 triệu USD, có thể xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Lý do là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng....
-
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà có phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất?
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công....
-
Bước tiến pháp lý mới tại dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T ở Quảng Trị
Dự án này do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng....