Ngày 10/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Phó Thủ tướng nêu rõ, điện mặt trời mái nhà là nguồn năng lượng tái tạo cần được ưu tiên, khuyến khích phát triển, vừa huy động được nguồn lực của tổ chức, cá nhân, tận dụng mạng lưới truyền tải hiện hữu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại cuộc họp ngày 10/4. Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, có 3 chính sách khuyến khích chủ yếu đối với điện mặt trời mái nhà trong thời gian tới.
Cụ thể, các nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm. Tức là, người dân và doanh nghiệp có thể được trả tiền khi bán lượng điện dư thừa từ điện mặt trời mái nhà lên lưới điện quốc gia.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cho phép lắp đặt không cần theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) và hỗ trợ lãi suất khi đầu tư thiết bị lưu trữ điện.
Ông Đỗ Văn Năm, Thành viên HĐTV Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết hiện các doanh nghiệp khu công nghiệp đang rất cần khuyến khích về thủ tục, chính sách về điện mặt trời mái nhà.
Giải pháp được kiến nghị đối với các khu, cụm công nghiệp chỉ cần thẩm tra xác định độ an toàn của công trình hiện hữu khi lắp đặt thêm điện mặt trời mái nhà; ban hành bộ hồ sơ mẫu với công trình lắp điện mặt trời mái nhà mới; phân cấp cho địa phương và quy định rõ thời gian giải quyết…
Tương tự, ông Bùi Quốc Hoan, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam cũng cho rằng cần khuyến khích doanh nghiệp trong khu công nghiệp lắp đặt thiết bị lưu trữ nguồn điện mặt trời mái nhà không sử dụng hết thành nguồn điện nền sạch. Sau đó phát lên lưới điện vào cao điểm buổi tối với mức giá phù hợp.
Điện mặt trời mái nhà có thể liên kết, phát công suất dư thừa lên lưới quốc gia với giá theo từng thời điểm
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư điện mặt trời mái nhà là chủ trương nhất quán. Nguồn điện này sẽ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, giúp huy động các nguồn lực xã hội thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Theo Phó Thủ tướng, các nguồn điện tái tạo, gồm điện mặt trời mái nhà, không đưa lên lưới quốc gia sẽ được ưu tiên phát triển trong điều kiện đáp ứng công nghệ, an toàn hệ thống, giá cả phù hợp.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương xác định rõ các hình thức có và không kinh doanh loại điện này, từ đó đưa ra cơ chế chính sách khuyến khích, quy định an toàn, phòng cháy, chữa cháy tương ứng.
Cụ thể, đối với hộ dân, công sở, toà nhà văn phòng... lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sản, tự tiêu, không kinh doanh, cơ quan quản lý đưa ra hồ sơ mẫu, đơn giản tối đa thủ tục, trừ những công trình có yêu cầu đặc biệt về an toàn, phòng cháy, chữa cháy.
Còn những doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời mái nhà để sử dụng và lắp thêm thiết bị lưu trữ điện năng, cơ quan quản lý đưa ra mức giá hợp lý, phương án hỗ trợ tài chính, lãi suất, thuế.
Theo Quy hoạch điện VIII, điện mặt trời mái nhà dự kiến đạt công suất 2.600 MW vào năm 2030, để đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống điện.
-
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên nói gì về tình trạng “núp bóng” trang trại làm điện mặt trời?
Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 21 trang trại có đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, hạng mục này không nằm trong chủ trương đầu tư được phê duyệt, nhưng lại là hạng mục chính của trang trại.
-
Hỗ trợ vay vốn, giảm thuế đối với hộ gia đình, doanh nghiệp lắp điện mặt trời mái nhà tự sử dụng
Cá tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng điện mặt trời mái nhà “tự sản tự tiêu” sẽ được miễn hoặc giảm các loại thuế, phí; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.