Thông tin trên được đưa ra tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu vừa được Bộ Công Thương lấy ý kiến.
Tại dự thảo này, Bộ Công Thương chia ra 2 loại hình phát triển điện mặt trời mái nhà. Đó là nguồn điện mặt trời mái nhà có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, không vượt quá công suất được phân bổ trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện 8 là 2.600 MW.
Khi phát triển loại hình này, các tổ chức cá nhân phải đăng ký theo quy định. Nguồn điện này sẽ được quyền phát hoặc không phát sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu vào hệ thống điện quốc gia.
Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện, đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.
Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có công suất đặt từ 500 kWp trở lên phải có hệ thống điều khiển từ xa và kết nối với đơn vị điều độ khu vực.
Tổng công suất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không gây quá tải lưới điện khu vực. Cụ thể, tới 2030, miền Nam phát triển tối đa 1.110 MW ở phía Nam; miền Bắc là 927 MW, còn lại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (560 MW). Việc này, theo Bộ Công Thương, tránh điện mái nhà phát triển vượt công suất quy hoạch, ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn, vận hành hệ thống điện.
Loại hình thứ hai, Bộ Công Thương đề xuất hệ thống điện mặt trời mái nhà không đấu nối với hệ thống điện quốc gia, được sản xuất để tiêu thụ tại chỗ, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
Theo đó, loại hình này sẽ được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất.
Bộ Công Thương giữ đề xuất điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở để tự dùng và nối lưới quốc gia sẽ được bán 0 đồng
Việc phát triển điện mặt trời mái nhà phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.
Nhiều chính sách khuyến khích
Để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, dự thảo được Bộ Công Thương xây dựng đưa ra các chính sách như được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực; không phải điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng.
Tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được giải quyết các hồ sơ, thủ tục theo cơ chế một cửa liên thông; khuyến khích đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống lưu trữ điện để chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng điện.
Ngoài ra, Chính phủ cũng có ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu lắp đặt tại các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công.
Dự thảo nghị định cũng quy định, các địa phương phải công khai quy mô công suất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đấu nối với hệ thống điện quốc gia được phát triển theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; tổng công suất đã được chấp thuận phát triển; tổng công suất còn lại.
Các địa phương xem xét, ưu tiên công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có đấu nối với hệ thống điện quốc gia cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
Đồng thời tổ chức tuyên truyền cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; tổ chức thu hồi việc chấp thuận phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu đối với tổ chức, cá nhân không hoàn thành việc lắp đặt quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày chấp thuận.
Hàng năm, các địa phương báo cáo Bộ Công thương về tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu trên địa bàn trước ngày 25/6 và 25/12.
Một điểm đáng chú ý tại dự thảo quy định, đối với dự án, hệ thống điện mặt trời mái nhà đã vận hành trước ngày 1/1/2021 và đang mua bán điện với đơn vị điện lực, nghiêm cấm hành vi đấu nối với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để trục lợi.
-
Có thể phát điện mặt trời mái nhà “tự sản, tự tiêu” dư thừa vào lưới điện quốc gia với giá 0 đồng
Đối với điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, các đơn vị có thể phát sản lượng điện dư vào lưới điện với giá 0 đồng.
-
“Khai tử” dự án xử lý rác thải, phát điện vốn đầu tư 45 triệu USD tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện với tổng mức đầu tư 45 triệu USD, có thể xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Lý do là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng....
-
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà có phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất?
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công....
-
Bước tiến pháp lý mới tại dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T ở Quảng Trị
Dự án này do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng....