Theo công bố quy hoạch chung của UBND tỉnh Lâm Đồng, TP.Bảo Lộc là đô thị hạt nhân của khu vực phía nam Tây Nguyên. Định hướng phấn đấu vươn lên thành đô thị loại 2 trước năm 2025 và trở thành đô thị loại 1 năm 2030. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư các hạng mục quan trọng tại đây.
Vào năm 2019 giá nhà đất tại đây đã tăng đến hơn 20%, có thời điểm tăng hơn 40% so với năm 2018. Cho đến năm 2020, giá nhà cũng theo đó tăng hơn 25% so với năm trước. Một vài khu vực nóng sốt còn ghi nhận mức giá tại các giao dịch lên đến 75 triệu/m2.
Hiến đất làm đường giao thông mới, phân lô tách thửa, xây dựng riêng lẻ tại các vùng nông thôn… Nhưng thực chất hình thành các khu, điểm dân cư mới nhằm giới thiệu, quảng cáo, giao dịch dự án bất động sản.
Nắm bắt thời cơ, anh Nguyễn Điệp (37 tuổi, TP.HCM) mang số vốn 20 tỉ đồng lên Bảo Lộc với tham vọng mua được những quỹ đất lớn vị trí đẹp và làm được những dự án để đời. Anh cho biết thời điểm đó địa phương có cho hiến đất làm đường nên việc pháp lý, tách sổ khá dễ dàng.
Anh bắt đầu đi gom nhiều hec-ta đất ở khu Dambri, Lộc Quảng và tiến hành làm pháp lý với những dự án phân lô tách thửa quy mô lớn và bài bản như 1/500. Đồng thời, đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống cơ sở hạ tầng và cảnh quan cây xanh tiểu cảnh. Mỗi khu anh làm đều có quy mô từ lớn với số lượng từ vài chục đến trăm nền/khu.
“Thị trường lúc đó sốt nên thanh khoản nhanh, nhưng đến khoảng tháng 11/2021 UBND Lâm Đồng ban hành Quyết định số 40 về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu tách thửa đất đối với từng thửa đất trên địa bàn nên việc làm pháp lý khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc kinh doanh vẫn rất ổn định, bởi những dự án phân lô xong pháp lý đến đâu tôi bán đến đó, kiếm lời cả chục tỉ” – Anh Điệp chia sẻ.
Đến tháng 3/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh cho phép tách thửa đất nông nghiệp trở lại. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp là 500m2 tại khu vực đô thị và 1.000m2 tại khu vực nông thôn.
Thừa thắng xông lên, anh Điệp dùng toàn bộ số tiền lời kiếm được trong mấy năm đi gom đất sào mẫu để tiếp tục làm dự án, nhưng khủng hoảng đã bắt đầu từ đây.
“Tháng 7/2022 chính quyền tỉnh Lâm Đồng ra văn bản mới quy định cá nhân không thể tách thửa trên đất của mình, nếu muốn phải lập hợp tác xã, công ty và thửa đất muốn tách phải lập dự án, lập quy hoạch để trình phê duyệt. Giá đất thời điểm đầu năm 2022 là giá đỉnh, nhưng khi bị ngừng phân lô quỹ đất của tôi đứng im không làm được gì cả. Trong khi đó thị trường lại liên tiếp đón nhận những thông tin xấu như ngân hàng siết tín dụng, tăng lãi suất… khiến giá bất động sản rớt thê thảm. Những quỹ đất của tôi theo đó mà rớt giá tầm 40 đến 50% giá trị so với lúc mua vào” – Anh Điệp cho biết.
Giữa tháng 1/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc phân lô, tách thửa đất nông nghiệp.
Thật vậy, theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, thanh khoản đất nền ở Lâm Đồng ảm đạm từ đầu năm 2023 đến hiện tại, quý I toàn tỉnh chỉ ghi nhận 3.246 giao dịch đất nền (bằng 30% cùng kỳ 2022), tập trung chủ yếu tại các huyện Bảo Lâm, Đức Trọng, Lâm Hà. Trong đó, TP.Bảo Lộc từng là “tâm sốt” cũng chỉ vỏn vẹn 476 giao dịch.
Đà lao dốc của thị trường nhà đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng khiến nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, làm không được mà bán không xong.
Trước tình trạng này, các chuyên gia khuyên các nhà đầu tư cần tỉnh táo, không đu theo thông tin quy hoạch, ồ ạt đầu tư đón sóng theo những ý tưởng quy hoạch vẫn còn nằm trên giấy, bởi những ý tưởng quy hoạch đi vào thực tế còn cần rất nhiều thời gian, đặc biệt là những chủ trương và một loạt thủ tục đi kèm.
-
Lâm Đồng chính thức ban hành quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Ngày 18/8/2023, ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký ban hành quyết định số 51/2023/QĐ-UBND quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
-
Lâm Đồng “cởi trói’’ cho việc chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa đất
UBND tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương thẩm định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của cấp huyện, cùng với đó tỉnh cũng đang sửa đổi quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với từng loại đất. Đây là những tín hiệu tích cực cho việc chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
-
Nguồn vật liệu thi công cho các dự án ở Lâm Đồng sắp có chuyển biến mới
36 điểm mỏ khoáng sản tại tỉnh Lâm Đồng sẽ được đưa ra đấu giá quyền khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường.
-
Lần đầu tiên Đà Lạt có biểu tượng nghỉ dưỡng 5 sao quốc tế
Sau sự kết hợp cùng 4 thương hiệu huyền thoại trên thế giới, The One Destination - chủ đầu tư dự án Haus Da Lat chính thức công bố cùng IHG Hotels & Resort đưa thương hiệu InterContinental về Đà Lạt, kiến tạo tổ hợp resort 5 sao đầu tiên của thành ph...
-
Lâm Đồng đầu tư khu tái định cư 164 tỷ đồng phục vụ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương
Khu tái định cư tại xã Ninh Hòa, huyện Di Linh sẽ được triển khai với kinh phí hơn 164 tỷ đồng. Đây là bước chuẩn bị của tỉnh Lâm Đồng để bố trí cho người dân di dời khi xây dựng dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương....