CafeLand - Vào tháng Sáu, Hongkong Land đã biến một phần của tầng hầm trong tòa tháp Jardine House thành khu ẩm thực mang tên BaseHall. BaseHall cung cấp tám cửa hàng ăn uống và hai quầy bar. Trước đây khu vực này được thuê bởi nhà hàng Grappa’s Cellar.

Tại North Point, Wor The Food đã bắt đầu giai đoạn chạy thử của một khu ẩm thực ở trung tâm thương mại Wor Fu Mall, gồm tám quầy hàng với nhiều lựa chọn đồ ăn đa dạng trên mặt bằng có diện tích 743m2 - nơi từng được thuê bởi một tiệm mì bò Đài Loan.

Johnny Yu, nhà sáng lập BTS Catering - công ty điều hành Wor The Food, cho biết: “Nhu cầu đối với các khu ẩm thực thường đến từ sinh viên, gia đình, dân văn phòng và các nhà bán lẻ nhỏ hơn. Các khu ẩm thực tại Hồng Kông đang được phát triển để thu hút khách địa phương, bởi ngành này cần có những khách hàng thường xuyên”.

BTS Catering đã đầu tư từ 1.000 đô la Hồng Kông (129 đô la Mỹ) đến 1.200 đô la Hồng Kông cho mỗi feet vuông tại khu ẩm thực trên, và kỳ vọng ​​sẽ thu lại khoản tiền đầu tư này trong vòng 24 đến 30 tháng tới.

Các khu ẩm thực được coi là địa điểm ăn uống có giá cả phải chăng, và ngày càng hấp dẫn trong thời kỳ suy thoái và người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu. Các chủ cửa hàng F&B cũng là những khách hàng dễ chịu hơn so với các thương hiệu bán lẻ.

Những thay đổi về thiết kế và trang trí mặt bằng bán lẻ cũng cho thấy cách các chủ sở hữu bất động sản điều chỉnh chiến lược khi doanh thu du lịch chỉ còn nhỏ giọt. Du khách từ Trung Quốc đại lục vốn là mạch máu của ngành bán lẻ địa phương đã biến mất trong vòng 18 tháng qua do các cuộc biểu tình trên đường phố tại Hồng Kông và sự bùng phát dịch Covid-19.

Việc biên giới của Trung Quốc đại lục gần như đóng cửa và các yêu cầu kiểm dịch khiến việc đi lại trở nên khó khăn đã khiến lượng khách ghé thăm và giá thuê mặt bằng bán lẻ liên tiếp trượt dài. Vì vậy, việc chuyển đổi mặt bằng bán lẻ trở thành khu ẩm thực là một lựa chọn phổ biến đối với các chủ sở hữu.

“Không thể nói rằng Covid-19 đã thay đổi chiến lược kinh doanh của chúng tôi. Theo nhiều cách, có lẽ nó chỉ giúp tăng tốc quá trình thay đổi mà thôi”, Paul Bennett, Giám đốc cấp cao phụ trách quản lý bất động sản thương mại tại Hongkong Land, cho biết trong một hội thảo trực tuyến gần đây. BaseHall, ông nói, “là một sự cải tiến và sẽ mang lại cho khách thuê những lựa chọn kinh doanh F&B mới và thú vị”.

Dù các cửa hàng F&B thường trả tiền thuê thấp hơn do tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các cửa hàng bán lẻ, họ được coi là “những khách thuê đáng thèm muốn” trong bối cảnh kinh tế suy thoái bởi họ có thể thu hút nhiều khách hàng hơn.

Pascal Martin, cổ đông của OC&C Strategy Consultants, cho biết: “Các trung tâm mua sắm đang cạnh tranh để có được nhiều lượt khách ghé thăm hơn. Rạp chiếu phim, sân chơi bowling, hay bất kỳ loại hoạt động nào đòi hỏi mọi người phải đến trung tâm mua sắm đều trở thành một chiến lược (đối với các chủ sở hữu trung tâm thương mại). Chắc chắn là cả F&B nữa”.

  • Bùng nổ không gian co-living tại Hồng Kông và Singapore

    Bùng nổ không gian co-living tại Hồng Kông và Singapore

    CafeLand - Hồng Kông và Singapore, hai trung tâm tài chính luôn cạnh tranh gay gắt ở châu Á, dù có thị trường nhà ở rất khác nhau, nhưng có một điểm chung là rất nhiều lựa chọn về co-living (nhà ở chia sẻ không gian tiện ích dùng chung).

Lam Vy (SMCP)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.