Ngày 6/11 vừa qua, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) đã hoàn thành việc tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý, mức giá mà các cá nhân, tổ chức chốt cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm.
3 doanh nghiệp chi tổng cộng gần 1.700 tỷ đồng mua quyền khai thác 3 mỏ cát trên sông Hồng thuộc địa bàn TP Hà Nội
Cụ thể, mỏ Liên Mạc thuộc địa phận các phường Thượng Cát và Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm) có trữ lượng cát 510.000 m3, giá đấu trúng sau 53 vòng đấu là 408 tỷ đồng, gấp gần 200 lần giá khởi điểm.
Mỏ Châu Sơn thuộc địa bàn xã Châu Sơn, huyện Ba Vì có trữ lượng cát được cấp quyền khai thác hơn 700.000 m3, sau 89 vòng đấu giá, đơn vị trúng đấu giá với kết quả gần 400 tỷ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm.
Mỏ cát Tây Đằng - Minh Châu thuộc địa bàn các xã Minh Châu, Chu Minh và thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì có trữ lượng được cấp quyền khai thác gần 5 triệu m3. Kết quả sau 21 vòng đấu giá, đơn vị trúng đấu giá với kết quả lên đến gần 884 tỷ đồng, gấp gần 46 lần giá khởi điểm.
Tổng số tiền các tổ chức, cá nhân trả trong phiên đấu giá 3 mỏ cát nêu trên là gần 1.700 tỷ đồng.
Tại thời điểm danh sách doanh nghiệp trúng đấu giá 3 mỏ cát tại Hà Nội được công bố, Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP được chú ý hơn cả.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP trúng đấu giá quyền khai thác đấu giá mỏ cát Liên Mạc. Công ty này được thành lập từ cuối tháng 9/2023, có trụ sở đặt tại số 94 Trần Đăng Ninh, phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội. Người đại diện là ông Lê Sơn Tùng, ngành nghề kinh doanh chính là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.
Cơ cấu cổ đông sáng lập Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP. Ảnh: chụp màn hình
Tại thời điểm mới thành lập, Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP có vốn điều lệ gần 10 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Văn Phong (địa chỉ phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) góp 52% vốn, ông Lê Sơn Tùng (địa chỉ xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) góp 48%.
Đến tháng 10/2023, trước thời điểm tham gia đấu giá gần 1 tháng, công ty này nâng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng.
Danh sách cổ đông có thêm sự xuất hiện của ông Nguyễn Văn Định (địa chỉ tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) góp 5%, ông Đặng Hoàng Sơn (địa chỉ xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) góp 12%. Trong khi đó, vốn góp của ông Nguyễn Văn Phong tăng lên 68% và ông Lê Sơn Tùng giảm về còn 15%.
Đáng chú ý, ngày 9/11, sau khi buổi đấu giá kết thúc 3 ngày, cơ cấu cổ đông Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP thêm một lần nữa có sự thay đổi.
Cụ thể, cổ đông sáng lập đồng thời là người giữ tỉ lệ cao nhất là ông Nguyễn Văn Phong bất ngờ không còn nằm trong danh sách. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Định và ông Đặng Hoàng Sơn cũng thoái vốn khỏi công ty này.
Sau khi trúng quyền khai thác mỏ cát Liên Mạc hơn 400 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP có sự biến động lớn về cổ đông
Theo đó, danh sách cổ đông của Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP hiện tại gồm có ông Lê Tùng Sơn sở hữu 16%, ông Nguyễn Văn Túc (địa chỉ xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) nắm giữ 51% và bà Lê Khánh Linh (địa chỉ phường Tân Quang, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) nắm giữ 33% còn lại.
Thủ tướng yêu cầu rà soát vụ đấu giá 3 mỏ cát cao bất thường
Liên quan đến kết quả trúng đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Ngày 11/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 1087/CĐ-TTg về việc tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Công điện nêu rõ, trên địa bàn TP Hà Nội vừa qua, kết quả trúng đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu có yếu tố bất thường, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, có thể tạo ra hiệu ứng đối với phát triển kinh tế xã hội và thị trường vật liệu xây dựng.
Để quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật, Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo rà soát toàn bộ quy trình đấu giá.
Không để tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở trong quản lý để trục lợi, thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm. Trường hợp vi phạm trong đấu giá ba mỏ cát phải được phát hiện sớm và xử lý.
Ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/11.
-
3 mỏ cát ở Hà Nội trúng đấu giá cao bất thường, Thủ tướng có chỉ đạo “nóng”
Liên quan đến kết quả trúng đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu ở Hà Nội cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có yếu tố bất thường, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, có thể tạo ra hiệu ứng đối với phát triển kinh tế - xã hội và thị trường vật liệu xây dựng, Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP Hà Nội rà soát ngay.
-
Sốc với giá trúng đấu giá 3 mỏ cát tại Hà Nội, gấp gần 200 lần giá khởi điểm
Thông tin từ Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) mới đây cho biết, đơn vị vừa tổ chức đấu giá thành công quyền khai thác 3 mỏ cát trên địa bàn thành phố, giá trúng có mỏ gấp gần 200 lần so với giá khởi điểm.
-
Sắp đấu giá gần 300 thửa đất tại Hưng Yên, giật mình với giá khởi điểm
Trong tháng 2 tới, 273 thửa đất tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên sẽ được đưa ra đấu giá với mức giá khởi điểm khá cao, thấp nhất hơn 1,7 tỷ đồng/thửa, cao nhất trên 7,8 tỷ đồng/thửa.
-
Sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Hà Nam, khởi điểm thấp nhất 41 triệu đồng/lô
Trong tháng 1/2025, tỉnh Hà Nam sẽ đấu giá quyền sử dụng 203 lô đất tại các xã Tiến Thắng, Đạo Lý, Nguyên Lý thuộc huyện Lý Nhân, với giá khởi điểm cao nhất hơn 142 triệu đồng và thấp nhất trên 41 triệu đồng....
-
Quận rộng nhất Hà Nội thu về hơn 1.800 tỷ đồng từ việc đấu giá khu đất gần 4,4ha
UBND TP. Hà Nội mới đây đã có quyết định phê duyệt kết quả đấu giá 43.944m2 đất tại Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.