Phía Tây trung tâm của London là thị trường văn phòng đắt nhất thế giới. Ảnh: Worldpropertychannel
Mặc dù Hồng Kông đã mất vị trí hàng đầu, châu Á vẫn tiếp tục chiếm ưu thế với 20 trong top 50 thị trường văn phòng đắt nhất. Khu vực EMEA (châu Âu, Trung Đông, châu Phi) chiếm 19 trong tổng số.
Trên toàn cầu, giá thuê văn phòng trong quý III đã tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ dẫn đầu tăng trưởng hàng năm với mức 4,6%, tiếp theo là châu Á – Thái Bình Dương với 3,2% và khu vực EMEA với 0,4%.
Chi phí cho thuê văn phòng tăng trong năm qua cho thấy dấu hiệu nền kinh tế đang dần hồi phục, nhu cầu về văn phòng ngày càng tăng. Đồng thời, nhu cầu về không gian văn phòng tại các vị trí đắc địa cũng ngày càng gia tăng.
Nghiên cứu của CBRE cho thấy giá thuê tăng nhanh nhất ở châu Mỹ, với 8 trong số 10 thị trường có chi phí thuê tăng nhanh nhất . Những thị trường công nghệ cao như Boston, San Francisco và Seattle có tốc độ tăng giá thuê nhanh nhất, với Boston đã tăng 15,4% chi phí thuê trong năm nay.
Ở châu Mỹ Latinh, Rio de Janeiro thay thế Sao Paulo trở thành thị trường đắt nhất và đứng thứ 13 trong top thị trường văn phòng đắt nhất toàn cầu. Thành phố Mexico báo cáo mức tăng giá mạnh nhất với mức giá đã tăng 14,7% so với năm trước.
-
Dân châu Âu chật vật với tiền nhà
Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã gây áp lực đặc biệt lên thị trường bất động sản tại châu Âu.
-
Nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền”
Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Hai (25/3), nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền” nhất trong số các quốc gia tiên tiến.
-
Giá bất động sản thương mại châu Âu chạm đáy, đã đến lúc mua vào
Phá sản, nợ xấu và giá trị sụt giảm - những biểu tượng khủng hoảng của thị trường bất động sản châu Âu – đã kéo dài từ năm 2023 đến nay và vẫn chưa có hồi kết.