Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra báo cáo đánh giá tình hình thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 2020, dự báo thị trường bất động sản đến Tết Âm lịch Tân Sửu và năm 2021.
Đánh giá tổng quát, HoREA nhận định thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 2020 có thể chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên từ tháng 03 - 07/2020, thị trường bất động sản bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, làm trầm trọng thêm những khó khăn sẵn có của thị trường bất động sản trong 03 năm gần đây.
Thị trường bất động sản TP.HCM được dự báo sẽ hồi phục và tăng trưởng trở lại sau dịch Covid-19. Ảnh: H.Sang
Theo đó, thị trường bất động sản sụt giảm cả về nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.
Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2020 Sở đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 20 dự án, giảm 12 dự án, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm 2019 với tổng số 6.722 căn nhà, giảm 65,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Dù bị tác động bởi đại dịch, nhưng giá bán nhà trên thị trường sơ cấp vẫn neo cao. Giá nhà chỉ giảm trên thị trường thứ cấp (một số nhà đầu tư chấp nhận bán lỗ để cắt lỗ) và thị trường bất động sản cho thuê.
“Giao dịch bị sụt giảm dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh khoản. Trong lúc đa số người tiêu dùng bị sụt giảm thu nhập làm sụt giảm khả năng tạo lập nhà ở”, văn bản của HoREA có đoạn viết.
Hiệp hội nhận định, đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến phân khúc bất động sản cho thuê (văn phòng cho thuê; nhà, mặt bằng cho thuê; trung tâm thương mại cho thuê), bất động sản du lịch, condotel; môi giới bất động sản và khoảng 35 ngành nghề có liên quan bất động sản.
Giai đoạn thứ hai từ tháng 08/2020 đến nay, thị trường từng bước phục hồi trở lại, đi đôi với sự tăng trưởng mạnh của thị trường bất động sản công nghiệp.
Dự báo từ nay đến Tết Âm lịch Tân Sửu và cả năm 2021, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại, do có những tác động tích cực từ việc cả nước kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19. Và Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách mới.
Chẳng hạn như Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), kết hợp sửa đổi một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Chính phủ cũng đang xem xét sửa đổi một số Nghị định, nhất là “Dự thảo Nghị định sửa đổi các nghị định thi hành Luật Đất đai”, sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Dù vậy, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhấn mạnh cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương trong khâu thực thi pháp luật, tháo gỡ ách tắc cho các dự án đầu tư, dự án nhà ở thương mại.
Riêng tiến trình phát triển đô thị và đô thị hóa, sẽ tiếp thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản TP.HCM phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn, cả trong trung hạn và dài hạn, với những lực gia tốc mới.
Cụ thể là đề án thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc TP.HCM, đề án chuyển đổi 4 trên 5 huyện thành quận trong 10 năm tới và việc Chính phủ chấp thuận cho TP.HCM chuyển đổi chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị, nhà ở giai đoạn 2016-2020.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng chờ cơ hội dịp cuối năm
CafeLand - Theo dự báo của các chuyên gia, một khi Việt Nam kiểm soát đượcdịch bệnh, kinh tế trong nước phục hồi, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ nóng trở lại vào cuối năm 2020.
-
Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thực tế thường gọi là sổ đỏ/sổ hồng) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Phụ lục 1C ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND. Cụ ...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.