Báo cáo công bố đầu tuần này của hãng tư vấn bất động sản JLL cho thấy trong quý I, các thương hiệu thực phẩm - đồ uống mới, thời trang quốc tế và công ty xe điện "đổ bộ", kéo nhu cầu thuê mặt bằng tại trung tâm thương mại lên cao.
ILL dự báo nhu cầu này sẽ sôi động trong suốt năm nay, đẩy giá thuê lên cao. Ba tháng đầu năm nay, giá thuê mặt bằng bán lẻ cao cấp tại Bắc Kinh tăng 1,3% so với quý trước, mức cao nhất từ năm 2019. Tuy vậy, giá hiện vẫn thấp hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19.
Đây là điểm sáng hiếm hoi tại thị trường bất động sản Trung Quốc, vốn chìm trong khủng hoảng suốt 3 năm qua, theo chuyên gia. Dù vậy, bất động sản thương mại - gồm tòa nhà văn phòng và trung tâm mua sắm - chỉ đóng góp phần nhỏ trong thị trường địa ốc nước này.
Một gian hàng xe điện trong trung tâm thương mại ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Năm ngoái, doanh số bất động sản thương mại và nhà ở tại Trung Quốc đều đi xuống. Các lệnh phong tỏa trong Covid-19 khiến nhu cầu thuê điểm bán trong các trung tâm thương mại lao dốc, theo xu hướng chung của thế giới.
Hai tháng đầu năm nay, doanh số bán văn phòng và bất động sản thương mại tăng lần lượt 15% và 17% so với năm ngoái, theo hãng dữ liệu tài chính Wind Information. Trong khi đó, nhà ở giảm gần 25%.
Trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC tuần trước, Joe Kwan - chuyên gia phân tích tại Raffles Family Office (Singapore) cho biết giá bất động sản thương mại tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tiến gần mức hấp dẫn để mua lại. Kwan dự tính thực hiện một số thương vụ trong nửa cuối năm nay và năm sau, chủ yếu tại Thượng Hải và Bắc Kinh.
Dù vậy, ông phủ nhận đây là tín hiệu địa ốc sắp hồi phục hoàn toàn. "Thị trường vẫn chưa chạm đáy. Nhưng triển vọng về dài hạn tốt nhờ cơ cấu dân số và thị trường tiêu dùng khổng lồ", ông nói.
Hãng bất động sản Swire Properties (Hong Kong, Trung Quốc) cũng dự định tăng gấp đôi diện tích sàn bán lẻ tại Trung Quốc đại lúc đến năm 2032. Họ hiện điều hành nhiều tổ hợp trung tâm thương mại cao cấp tại đây.
"Ở hầu hết địa điểm của chúng tôi, số lượt khách ghé thăm và doanh số bán lẻ đã tăng vượt mức tiền đại dịch. 2024 là năm nhu cầu bán lẻ ổn định trở lại", Tim Blackburn - Giám đốc Swire nhận định.
-
Bất động sản Trung Quốc cần chiến lược quản lý suy thoái trong trung hạn
Việc tăng tốc giải quyết các trường hợp nhà phát triển gặp khó khăn và đưa ra nhiều chính sách hợp lý sẽ giúp tạo thuận lợi cho ngành bất động sản Trung Quốc hướng tới một vai trò nhỏ hơn nhưng bền vững hơn trong nền kinh tế.
-
Chính sách bất động sản, xây dựng nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024
Nhiều chính sách mới về bất động sản, xây dựng bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2024. Trong đó, nổi bật là các quy định sau đây:
-
Điều chỉnh bảng giá đất theo thị trường là cần thiết nhưng phải cẩn trọng, đúng quy luật khách quan
“Việc điều chỉnh bảng giá đất theo sát giá thị trường là cần thiết; tuy nhiên, phải thực hiện cẩn trọng, theo đúng quy luật khách quan, không được nóng vội, đốt cháy giai đoạn” – đây là chia sẻ của Luật sư Phạm Thanh Hữu (Đoàn luật sư TP. HCM)....
-
Nhu cầu nhà ở tại TP.HCM vẫn suy trì sức hút, Hà Nội sẽ là hạt nhân của chu kỳ tiếp theo
Chia sẻ tại Hội thảo “Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội” được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 24/10 vừa qua, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam nhận định nhu cầu nhà ở tại TP.HCM vẫn duy trì đư...