Từ "cơn địa chấn" Cocobay
Dự án Cocobay là siêu dự án của Công ty CP Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô (còn gọi là Tập đoàn Empire Group) làm chủ đầu tư tọa lạc tại vị trí mặt đường Trường Sa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Cocobay được biết đến là một siêu dự án với quy mô lên đến 31ha và có tổng mức đầu tư lên đến 11.000 tỉ đồng.
Dự án Cocobay Đà Nẵng (Ảnh: Khánh Hồng)
Có thời điểm, Cocobay là cái tên "hot" tại khu vực miền Trung về dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đồng thời cũng là con gà đẻ trứng “vàng” cho các nhà đầu tư với khoản lợi nhuận 12%/năm cho condotel. Thậm trí, Tập đoàn Empire Group còn dùng cả tên tuổi siêu sao bóng đá thế giới Cristiano Ronaldo (CR7) trong việc quảng bá thương hiệu để chinh phục các nhà đầu tư, khách hàng.
Theo đó, khi các nhà đầu tư xuống tiền vào các căn hộ condotel sẽ được Empire Group thỏa thuận trả lợi nhuận vào khoảng 12%/năm. Trước quy mô của dự án, nhiều nhà đầu tư đã lao vào xuống tiền đối với loại hình căn hộ condotel.
Thế nhưng, cuối tháng 11/2019, Tập đoàn Empire Group đã bất ngờ ra thông báo sẽ chấm dứt trả lợi nhuận cho người mua condotel từ ngày 1/1/2020 do gặp nhiều khó khăn tài chính.
Theo Empire Group, do khung pháp lý của loại hình condotel đến nay chưa được cơ quan Nhà nước quy định cụ thể, hoạt động kinh doanh bất động sản loại hình này còn bất cập, thủ tục pháp lý vướng mắc đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác vận hành tổ hợp Cocobay.
Tiếp đó, Empire Group còn đưa ra một số phương án giải quyết cho khách hàng, gồm: Tiếp tục hợp tác với Empire Group; Chuyển condotel thành chung cư và nhà đầu tư phải nộp thêm 15% để sở hữu lâu dài, kinh doanh theo quy chế của Cocobay…; Thanh lý hợp đồng và Empire Group sẽ hoàn lại tiền cho nhà đầu tư theo đúng giá trị hợp đồng.
Sự kiện Cocobay đã gây chấn động đối với thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, khiến cho không ít nhà đầu tại các dự án condotel khác phải hoang mang. Đồng thời, khơi lại tranh cãi xung quanh tính pháp lý của condotel một lần nữa.
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Anh Đào cho biết, vụ việc ở Cocobay đã khiến cho tâm lý những nhà đầu tư đã bỏ tiền ra ở những dự án khác vô cùng lo lắng dẫn đến việc muốn bán tháo. Còn đối với những nhà đầu tư trước đây cảnh giác hoặc hoài nghi hình thức đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nay lại càng quay lưng…! Chưa kể đến, hệ lụy này sẽ còn kéo dài cho dù thị trường về sau có sôi động.
Bất động sản năm 2020 dự báo nhiều khó khăn vì... virus corona
Nghỉ dưỡng khó… vì Corona!
Bước vào năm 2020, nhiều chuyên gia kỳ vọng sẽ là năm trở lại đối với bất động sản sau năm 2019 nhiều biến động. Đặc biệt, đối với loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ bùng nổ để tạo điều kiện để hút các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, với việc bùng phát dịch Corona tại Trung Quốc đã khiến cho lĩnh vực bất động sản gặp nhiều sóng gió, khi khách du lịch chọn cách “trốn ở nhà” chờ qua mùa dịch.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Nhà Trang (Khánh Hòa) vốn nổi tiếng thu hút được lượng khách đến từ Trung Quốc. Thế nhưng, từ năm 2020, bùng phát dịch Corona đã khiến cho việc xuất nhập cảnh du khách Trung Quốc đến các nước khác được kiểm soát chặt chẽ hơn dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng.
Một người dân tại Nha Trang cho biết, đường phố trở nên vắng vẻ hơn và không còn bắt gặp cảnh các đoàn khách du lịch Trung Quốc đông đúc như trước đây. Nhiều cửa hàng ăn uống, nhà nghỉ và khách sạn cũng thiếu khách, đồng thời liên tục thực hiện các chương trình giảm giá để thu hút khách nội địa.
Còn thông tin từ ngành du lịch TP.Đà Nẵng, nhiều khách sạn, nhà nghỉ đã nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng từ nhóm khách đi theo tour, khách công tác… Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội họp, hội nghị cũng bị trì hoàn để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh dẫn đến sự giảm lớn.
“Đang dịch như thế này tốt nhất là không nên đi đâu. Chờ khi nào dịch kết thúc thì đi vẫn chưa muộn. Chưa kể mới ăn Tết xong, nên việc đi du lịch vào đầu năm là chưa hợp lý…”, một bình luận trên diễn đàn du lịch chia sẻ.
-
Dịch cúm Vũ Hán sẽ tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam?
CafeLand - Chỉ sau 10 ngày bùng phát, dịch cúm viêm phổi do virus corona mới (2019-nCoV) đã gây ra một nỗi sợ hãi trên toàn cầu. WHO đã nâng mức độ báo động lên mức tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tính đến ngày 4/2, đã có gần 24.000 người nhiễm bệnh được xác nhận và 500 người chết do dịch cúm này gây ra.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....