“Không chỉ nhà đầu tư Châu Á mà còn Châu Âu, Bắc Mỹ đang tập trung về khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt giới siêu giàu Châu Á đang nhắm đến bất động sản phân khúc đất nền, những dự án lớn để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp và góp phần thúc đẩy kinh tế trong vùng”
Lâu nay du lịch nghỉ dưỡng Châu Á vẫn chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư thế giới bởi thực tế lượng khách du lịch đến đây không ổn định. “Tuy nhiên điều này có thể thay đổi nếu môi trường kinh doanh tại khu vực minh bạch hơn. Đặc biệt khu vực Đông Nam Á có nhiều tiềm năng khi giá bất động sản tại đây đang ở mức phải chăng nhất trên thế giới” Bà Sigrid Zialcita, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu của Cushman & Wakefield tại Châu Á cho biết.
Các khu vực như Phuket, Bali và Sentosa Cove đang là những địa điểm thu hút du khách hàng đầu trong khu vực bởi tiềm năng du lịch và giá bất động sản nơi đây cũng được đánh giá là khá mềm.
Một góc đảo Phuket, địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan
Ông Nicholas Holt, trưởng bộ phận phân tích của Knight Frank tại Châu Á Thái Bình Dương thì nhận định bất động sản Châu Á thời gian qua đã có sự chững lại, tuy nhiên thị trường bất động sản hạng sang Indonesia vẫn tăng trưởng khá tốt đặc biệt là tại Jakarta và Bali”. Hiện Indonesia là khu vực thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất. Tại đây, các đô thị loại 2 đang khá phát triển cùng với sự gia tăng của giới siêu giàu.
Cũng theo một cuộc khảo sát gần đây có tên The Wealth Report – Attitudes Survey, Asia Pacific’ của Kinight Frank, giới siêu giàu tại khu vực Đông Nam Á đã tăng 138% trong 10 năm qua.
Cơ hội và thách thức
Các thị trường như Indonesia, Malaysia được đánh giá khá thu hút nhà đầu tư. Tại Indodesia 80% người mua là người Indonesia. Tại Penang, Malaysia khách hàng giao dịch chủ yếu là người Malaysia, Trung Quốc và Singapore. Thị trường Malaysia được đánh giá là hấp dẫn bởi các yếu tố như điều kiện sống tốt, chính sách cho người nước ngoài nước ngoài sở hữu nhà ở thông thoáng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt.
Tuy nhiên, những bất ổn chính trị tại một số nước trong khu vực gần đây cũng khiến nhiều nhà đầu tư còn e dè. Cụ thể, xung đột chính trị tại Thái Lan năm ngoái đã khiến lượng khách thuê phòng khách sạn tại đây giảm 11,5% so với cùng kì năm trước đó. Lượng khách du lịch đến Singapore cũng giảm 3% vào năm 2014.
Bà Zialcita cho rằng môi trường an ninh trong khu vực cần được cải thiện để thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như du khách đến đây.
Trong báo cáo, Wealth-X cũng dự đoán rằng khi cộng đồng kinh tế Asean (AEC) được thành lập vào cuối năm nay sẽ khiến nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng của thị trường hơn. “Tất cả 10 thành viên của ASEAN sẽ được hưởng lợi từ chính sách hội nhập này, cộng đồng kinh tế Asean thành lập sẽ thúc đẩy nguồn vốn chảy mạnh vào thị trường và khiến bất động sản hạng sang tăng trưởng mạnh hơn” Ông Holt nhận định.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.