Theo đó, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI nhiệm kỳ 2020- 2025 số 01-NQ/ĐH ngày 03/11/2020 xác định phát triển hạ tầng đô thị là một trong bốn khâu đột phá.
Trong đó, đặt ra nhiệm vụ đẩy mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học – kỹ thuật của tỉnh, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.
Đồng thời, xây dựng thành phố Bảo Lộc đạt tiêu chí đô thị loại II; huyện Đức Trọng thành thị xã, đạt tiêu chí đô thị loại III; quy hoạch và xây dựng đô thị Liên Khương – Prenn và các đô thị khác thành chuỗi các đô thị vệ tinh cho thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.
Về tình hình phát triển nhà ở, tổng số lượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong giai đoạn 2011-2021 là 22 dự án (08 dự án đã hoàn thành, 14 dự án đang triển khai).
Có thể kể đến như, nhà ở thương mại (257ha) có 3 dự án đã hoàn thành gồm Khu dân cư mới thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương – 25,91ha; Khu dân cư Tân Hà, huyện Lâm Hà – 1,58ha; Khu dân cư phường 8, thành phố Đà Lạt – 1,16ha). Cùng với đó, có 11 dự án đang triển khai,...
Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, theo Chương trình phát triển nhà ở, năm 2022 và năm 2023 thành phố Đà Lạt, sẽ tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội độc lập (không thuộc quỹ đất dự án đầu tư xây dựng nhà ở khác, dự án đầu tư khu đô thị), với tổng số căn 750 căn.
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội thuộc quỹ đất 20% của các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà ở nhằm gắn trách nhiệm của các nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong việc phải dành quỹ đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định, với tổng số căn dự kiến 646 căn.
Ngoài ra, Lâm Đồng cũng sẽ tập trung xây dựng nhà ở tái định cư để di dời các hộ dân đang ở trong nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước và giải tỏa các công trình trọng điểm, các công trình chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố Đà Lạt, với tổng số 230 căn.
Trên địa bàn huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người lao động trong và ngoài khu công nghiệp, với tổng số căn hộ dự kiến 850 căn.
Riêng các đô thị từ loại IV trở xuống, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 2 khu vực dành để phát triển nhà ở xã hội: Tại thị trấn Cát Tiên có quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội với tổng diện tích đất là 6.351 m2 ; Dự án khu đô thị mới – Trung tâm thương mại trị trấn Đinh Văn có quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội với tổng diện tích đất là 4.400 m2.
Đối với các đô thị mới và khu vực phát triển đô thị, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết thêm, các dự án phát triển khu đô thị hiện nay chủ yếu tập trung ở thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh.
Đa số các dự án khu dân cư được chấp thuận chủ trương trước năm 2015 xin chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng theo quy hoạch của dự án đã được phê duyệt như: Khu đô thị mới Lý Thường Kiệt tại phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc của Công ty cổ phần Licogi 16; Khu công viên văn hóa đô thị thành phố Đà Lạt; Lô Thanh Thanh, huyện Đức Trọng; Khu đô thị và Trung tâm thương mại huyện Lâm Hà;...
Theo đó, số dự án đang triển khai là 11 dự án (105ha); số dự án đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư 6 dự án (3.576ha); số dự án đang kêu gọi đầu tư là15 dự án (4.637ha).
Bất động sản Lâm Đồng: Đất nền đang là khẩu vị ưa thích của nhà đầu tư? Báo cáo số 1307/BC-SXD của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết trong quý 2-2021, toàn tỉnh có lượng giao dịch căn hộ chung cư là 19 căn, nhà ở riêng lẻ là 1.136 căn, đất nền chuyển nhượng là 11.865 nền. Trong đó, về giao dịch đất nền, huyện Di Linh dẫn đầu với 2.468 nền, tiếp đến là thành phố Bảo Lộc với 2.062 nền. Kế tiếp nữa là huyện Lâm Hà với 1.649 nền, huyện Đức Trọng 1.562 nền, huyện Bảo Lâm 1.474 nền. Bước sang quý 3-2021, thị trường bất động sản tỉnh Lâm Đồng ghi nhận toàn tỉnh có lượng giao dịch căn hộ chung cư là 17 căn, nhà ở riêng lẻ là 261 căn, đất nền là 6.766 nền. Trong đó, huyện Lâm Hà dẫn đầu với 1.863 nền được giao dịch, tiếp đến là huyện Di Linh với 1.429 nền. Kế tiếp nữa là huyện Đức Trọng với 884 nền, huyện Bảo Lâm với 765 nền, thành phố Bảo Lộc với 712 nền. Cũng theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, trong quý 3.2021, toàn tỉnh có 3 dự án du lịch, nghỉ dưỡng với số lượng 14 căn được cấp phép và có 1 dự án nhà ở thương mại với số lượng 8 căn đang triển khai xây dựng. |
-
Xung quanh câu chuyện hiến đất, tách thửa tại Lâm Đồng: Nên hiểu như thế nào là hiến đất?
Đây là một vấn đề nan giải, bởi Luật Đất đai năm 2013 chưa có quy định về việc giải thích từ ngữ thế nào là hiến đất và thủ tục thực hiện như thế nào.
-
Liên doanh quỹ nước ngoài công bố nhà đại diện và phân phối độc quyền Haus Da Lat tại Việt Nam
Tại Haus Da Lat, 4 chuyên gia và cộng sự sẽ trở thành nhà đại diện và phân phối độc quyền thị trường Việt Nam. Các chuyên gia đều là cố vấn đáng tin cậy cho nhiều thương vụ đầu tư cá nhân tỷ đô, có chiến lược điều hành doanh nghiệp để tạo nên đội ngũ...
-
“Đứng bánh” nhiều năm, dự án tuyến đường tránh TP. Bảo Lộc gần 800 tỷ đồng có diễn biến mới
Dự án xây dựng tuyến tránh quốc lộ 20 trên địa bàn TP. Bảo Lộc có chiều dài 15,5km là hạ tầng giao thông quan trọng nhưng suốt nhiều năm ngừng thi công. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa có chỉ đạo quan trọng đối với dự án này....
-
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ đạo quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra từ khâu xây dựng mỏ, phương án khai thác; khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng....