Kể từ khi dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện ở Việt Nam đầu năm 2020, ngành du lịch nghỉ dưỡng ngay lập tức chịu ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội, các đường bay trong nước và quốc tế buộc tạm ngưng để chống dịch.
Thống kê của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, trong năm 2020 lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,8 triệu lượt, giảm đến 78% so với cùng kỳ năm 2019. Ngành du lịch nghỉ dưỡng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn khách nội địa song con số cũng chỉ dừng lại ở mức 56 triệu lượt, giảm hơn 34% so với năm 2019.
Khảo sát thực tế của CafeLand tại các thiên đường du lịch nghỉ dưỡng như Phú Quốc, Nha Trang, Cam Ranh, Quảng Ninh, Đà Nẵng… chìm trong ảm đạm. Các khu nghỉ dưỡng, khách sạn vắng khách, trong khi nhiều dịch vụ, cửa hàng đều phải tạm ngưng. Thậm chí tình trạng trả mặt bằng đồng loạt tại các tuyến phố sầm uất diễn ra ngày càng nhiều do khó khăn của thị trường.
Khoảng thời gian cuối năm 2020 và đầu năm 2021, thị trường du lịch nghỉ dưỡng bắt đầu có những bước khởi sắc hơn khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Các đường bay nội địa tăng cường chuyến để phục vụ nhu cầu du lịch của người dân sau một thời gian trầm lắng.
Nhiều khách sạn trong thành phố ghi nhận sự hồi phục của mảng kinh doanh MICE và Hội nghị trong khi một số khu nghỉ dưỡng nhận được nhiều yêu cầu đặt phòng từ nhóm khách đoàn. Một số điểm đến như Phú Quốc hoặc Vũng Tàu có kết quả hoạt động khá tích cực.
Tuy nhiên, đợt dịch bùng phát mới nhất từ ổ dịch ở Hải Dương đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhiều địa phương buộc phải thực hiện giãn cách xã hội, một số đường bay nội địa phải đóng cửa để phòng dịch. Đợt dịch mới diễn ra ngay trước thềm Tết Nguyên Đán đã khiến một lướng lớn du khách buộc phải từ bỏ các chuyến du lịch nghỉ dưỡng dù đã đặt vé.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills cũng đánh giá, đợt dịch mới đang chặn đà hồi phục mong manh của thị trường du lịch khách sạn trong năm 2021, nhiều chuyến bay dịp Tết bị hủy bỏ, số khu vực phải thực hiện cách ly ngày càng nhiều.
Đồng quan điểm Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết, năm 2021 so với các phân khúc như bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp hay Logistic thì ngành bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi sau những tác động nặng nề do cac đợt dịch bệnh mang đến.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ ra sao trong năm 2021?
CafeLand - Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đã trải qua một năm 2020 đầy khó khăn do tác động tiêu cực của dịch bệnh. Nhưng trong nguy có cơ, nhiều cơ hội, triển vọng đã được mở ra với phân khúc này trong một bối cảnh thị trường đầy thách thức.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....