Hình minh họa
Xử lý nghiêm chủ đầu tư cố tình “om” quỹ bảo trì
Tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội sáng 10/11 liên quan đến vấn đề chiếm đoạt quỹ bảo trì chung cư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết ông rất ủng hộ việc các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra và chuyển cơ quan điều tra để xem xét, xử lý các chủ đầu tư cố tình vi phạm.
Các tranh chấp điển hình nằm ở việc chậm tổ chức hội nghị chung cư, chậm thành lập Ban Quản trị. Bên cạnh đó, các tranh chấp còn liên quan đến việc đóng góp, bàn giao, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư; xác định sở hữu chung, sở hữu riêng.
Ngoài ra, còn một số tranh chấp như thu chi tài chính, quy chế hoạt động của Ban Quản trị, giá dịch vụ, đơn vị vận hành, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, chất lượng công trình..xem thêm
Lừa đảo bán dự án “ma” hàng trăm tỷ sau đó thoát tội vì… bị tâm thần
Bà Trần Thị Mỹ Hiền bị cáo buộc cấu kết với Trần Thị Hồng Hạnh cùng nhiều người khác, tự vẽ ít nhất 8 dự án khu dân cư không có thật, bán cho hàng trăm khách hàng chiếm đoạt hơn 235 tỷ đồng.
Tháng 11/2019, Công an TP.HCM đã đề nghị Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương phân viện phía Nam (Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa) giám định tâm thần đối với bà Trần Thị Mỹ Hiền. Đến tháng 5/2020, cơ quan này kết luận về y học: trước, trong và sau khi gây án (từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2019), và hiện nay: đương sự bị bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp...xem thêm
TP.HCM: Cao ốc, dự án 'bóp nghẹt' giao thông
Những năm gần đây, hàng loạt cao ốc, dự án bất động sản… ồ ạt mọc lên trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM. Điều này đang dần khiến giao thông, đường sá còn rất ít khoảng không “để thở”.
Đơn cử là tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (nối quận 7 và huyện Nhà Bè) với hàng chục cao ốc san sát nhau khiến giao thông từ trung tâm về khu nam TP luôn là nỗi ám ảnh với người dân, nhất là vào giờ tan tầm. “Đi làm về mà đi đường này thì không khác gì tham gia chiến trận. Muốn qua cầu Kênh Tẻ thì phải nhích như rùa bò, rất mệt mỏi nhưng lỡ mua nhà bên đây rồi nên cũng đành chịu” - anh Thanh Nhật, một người dân sống trên đường này cho biết..xem thêm
Đầu tư đón đầu và những cú “chết chìm”
Hơn 10 năm trước khi thị trường BĐS đang thời kỳ hoàng kim, hàng tuần có hàng đoàn xe của các công ty môi giới từ TPHCM chở khách đi các tỉnh lân cận, nhất là tỉnh Bình Dương, nơi có hàng trăm dự án đất nền, đặc biệt là siêu dự án TP mới Bình Dương. Những công ty môi giới trên đường Điện Biên Phủ, D2, Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh), Phạm Ngọc Thạch (quận 3), Cộng Hòa (quận Tân Bình)… vào những ngày cuối tuần lúc nào cũng có vài trăm khách hàng chực chờ tìm cơ hội đầu tư.
Anh T., giám đốc một công ty môi giới, nhớ lại thị trường đất nền bình dương từ sau năm 2000 bắt đầu phát triển mạnh, hầu hết dự án đều được đầu tư bài bản từ đường giao thông, cây xanh, điện nước cũng như các tiện ích trong dự án đều rất thuyết phục..xem thêm
-
Bất động sản 24h: Tiền mất tật mang khi mua phải dự án "ma"
CafeLand - Chiêu trò “bẫy” người dân bỏ tiền tỷ mua bất động sản không pháp lý; Quy hoạch “treo” do làm theo phong trào; “Nhỏ giọt” nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.