Hình minh họa
Hải Phòng mới sắp đầu tư thêm khu công nghiệp gần 3.400 tỷ đồng
Tỉnh Hải Dương cũ, nay là Hải Phòng, tiếp tục mở rộng bản đồ công nghiệp với siêu dự án Khu công nghiệp Hoàng Diệu quy mô hơn 245 ha tại Gia Lộc, tổng vốn gần 3.400 tỷ đồng.
Dự án do Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng KCN Hoàng Diệu làm chủ đầu tư, vừa được UBND tỉnh Hải Dương cũ chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện.
KCN Hoàng Diệu sẽ triển khai trên địa bàn các xã Hoàng Diệu, Gia Phúc, Hồng Hưng và thị trấn Gia Lộc, kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng công nghiệp phía Bắc.
Mục tiêu đầu tư là xây dựng hạ tầng đồng bộ để cho thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, công trình phụ trợ, hướng đến một khu công nghiệp hiện đại, vận hành hiệu quả. Với thời gian hoạt động 50 năm, dự án này được yêu cầu triển khai không quá 30 tháng kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định “chốt” thời điểm hoàn thành loạt dự án nhà ở xã hội
UBND tỉnh Bình Định vừa phát đi thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng tại cuộc họp rà soát việc triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
đối với dự án nhà ở xã hội Nhơn Phú 2, ông Hoàng yêu cầu nhà đầu tư tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công xây dựng các công trình; phải hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2025 đối với tòa nhà CTA3 (209 căn) và CTA4 (148 căn).
Đối với Tòa nhà CTA1 (209 căn) và CTA2 (148 căn) phải hoàn thành, đưa vào sử dụng trong quý 1/2026.
Đối với dự án nhà ở xã hội Tân Đại Minh 2 - Lamer 2, ông Hoàng yêu cầu nhà đầu tư tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công xây dựng các công trình; phải hoàn thành, đưa vào sử dụng Block C1 (261 căn) trong năm 2025.
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, đề xuất giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư liên quan đến tuyến giao thông kết nối vào dự án và phần diện tích đất còn lại của dự án, kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh.
Hàng triệu người dân sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Theo thông báo mới nhất từ văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và các thủ tục liên quan, đảm bảo điều kiện khởi công Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026.
Theo Phó Thủ tướng, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Trước mắt, tập trung hoàn thành thủ tục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư; lựa chọn một số vị trí quan trọng (nhà ga, đoạn tuyến thuận lợi) để tổ chức lễ động thổ, khởi động các khu tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án vào ngày 19/8 tới đây.
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Quốc phòng và các địa phương rà soát toàn bộ hướng tuyến, quy hoạch phân khu, thiết kế sơ bộ, nhất là các khu vực có tuyến đi qua rừng tự nhiên, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử, văn hóa hoặc các khu vực liên quan quốc phòng, an ninh.
Tổ chức tổ công tác làm việc trực tiếp với từng địa phương để hỗ trợ giải quyết khó khăn trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Tổng hợp danh mục các khu tái định cư có thể khởi công dịp 19/8/2025 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đề xuất phương án thu phí 13 tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc Hòa Liên - Túy Loan và các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.
Theo đề án, hiện có 29 đoạn tuyến cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng. Trong số này có 5 tuyến cao tốc đã được Bộ phê duyệt Đề án khai thác tài sản khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ và dự kiến bắt đầu thu phí từ tháng 1/2026.
Căn cứ vào tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh đáp ứng các điều kiện thu phí theo quy định tại Luật Đường bộ và Nghị định số 130/2024, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất triển khai thu phí đối với 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025 gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Hoà Liên - Tuý Loan, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.
-
Bất động sản 24h: Khởi công cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, rút ngắn thời gian từ TP.HCM đi Đà Lạt
Sắp tới, người dân đi TP.HCM đến Đà Lạt chỉ mất 3 giờ đồng hồ khi tuyến cao tốc này hoàn thành; Bình Định sắp có thêm 2 cụm công nghiệp 115ha; Bình Dương thông qua dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 trước giờ hợp nhất với TP.HCM... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Chính thức thông qua chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường dài nhất Đông Nam Bộ; Hải Phòng sẽ có Khu thương mại tự do, được trao quyền tự thu hồi đất làm trung tâm logistics quy mô trên 50ha; Hơn 65.000 tỷ đồng làm cao tốc Quy Nhơn - Pleiku và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
-
Bất động sản 24h: Sắp khởi công tuyến đường nối TP.HCM qua Long An đến Tiền Giang
Chốt thời gian TP.HCM quản lý Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu; Long An sắp triển khai xây dựng Đường tỉnh 827E kết nối TP.HCM đến Tiền Giang; Đà Nẵng đề xuất điều chỉnh giá đất, có nơi hơn 340 triệu đồng/m2... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.







