Hình minh họa
Bình Dương thông qua dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 trước giờ hợp nhất với TP.HCM
Việc cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 sẽ tiếp tục tạo ra “bộ khung kỹ thuật” để phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến mà còn chuẩn bị cho kế hoạch phát triển đô thị về lâu dài bằng giải pháp nâng tầng, định hình trục giao thông huyết mạch, tiếp tục thu hút đầu tư cho giai đoạn phát triển mới.
HĐND tỉnh Bình Dương khóa X vừa tổ chức Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các vấn đề trọng yếu trước thời điểm sáp nhập vào TP.HCM mới.
Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Bình Dương đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13.
Trước đó, Bình Dương đã chi gần 1.400 tỷ đồng để thực hiện nâng cấp Quốc lộ 13, đoạn từ cửa ngõ giáp ranh TP.HCM đến đầu TP Thủ Dầu Một với chiều dài gần 13km. Tuy nhiên sắp tới, Bình Dương sáp nhập với TP.HCM, áp lực giao thông trên tuyến rất lớn. Để đồng bộ toàn tuyến, tỉnh Bình Dương thống nhất bố trí thêm kinh phí để mở rộng phạm vi dự án.
Theo HĐND tỉnh Bình Dương, việc cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 sẽ tiếp tục tạo ra “bộ khung kỹ thuật” để phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến mà còn chuẩn bị cho kế hoạch phát triển đô thị về lâu dài bằng giải pháp nâng tầng, định hình trục giao thông huyết mạch, tiếp tục thu hút đầu tư cho giai đoạn phát triển mới.
Sắp tới, người dân đi TP.HCM đến Đà Lạt chỉ mất 3 giờ đồng hồ khi tuyến cao tốc này hoàn thành
Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức lễ khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương. Dự án này được xác định là hợp phần quan trọng trong tuyến cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng). Đây cũng là một trong 10 tuyến cao tốc quốc gia khu vực phía Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2021.
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài hơn 73km. Điểm đầu của dự án nằm tại phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng); điểm cuối giao với cao tốc Liên Khương - Prenn tại xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng. Cao tốc được thiết kế với 4 làn xe, cho phép tốc độ khai thác 80-100km/h.
Tuyến cao tốc có tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỷ đồng, được kỳ vọng trở thành “mắt xích” chiến lược, hoàn thiện trục kết nối thông qua đường cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng), dài hơn 200km. Khi đi vào hoạt động vào cuối năm 2027, tuyến đường này sẽ nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Đà Lạt (Lâm Đồng) từ 6 giờ xuống còn khoảng 3 giờ, tăng cường năng lực vận tải và giảm áp lực giao thông cho Quốc lộ 20.
Bình Định sắp có thêm 2 cụm công nghiệp 115ha
UBND tỉnh Bình Định vừa phát đi thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng về một số vấn đề liên quan chủ trương đầu tư Cụm công nghiệp Cát Lâm, huyện Phù Cát và việc thành lập Cụm công nghiệp Canh Hiển, huyện Vân Canh.
Theo đó, ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, cụm công nghiệp Cát Lâm có diện tích 40 ha, có trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1619/QĐTTg.
Để triển khai thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư Cụm công nghiệp Cát Lâm, huyện Phù Cát đảm bảo kịp thời, hiệu quả và đúng quy định, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung sau.
Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương làm việc với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, bổ sung các dự án (các dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp; các dự án năng lượng tái tạo, dự án tái định cư, dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku,dự án tại Cảng Hàng không Phù Cát, dự án đường sắt tốc độ cao…) vào Danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng năm 2025 đảm bảo đầy đủ, không để sót dự án để trình HĐND tỉnh thông qua.
Toàn cảnh Quy hoạch cảng biển Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, đến năm 2030, hệ thống cảng biển Bình Dương bao gồm bến cảng Bình Dương với quy mô gồm 1 bến cảng có cầu cảng dài 131m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, phục vụ lượng hàng hóa thông qua khoảng 4 triệu tấn/năm, trong đó hàng container là 0,35 triệu TEU.
Tầm nhìn đến 2050, quy hoạch không mở rộng quy mô về diện tích mà tập trung đầu tư chiều sâu, tức nâng cấp công nghệ, thiết bị và năng lực khai thác để theo kịp tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân khoảng 3,5-3,8%/năm.
Về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải, tuyến luồng Đồng Nai từ ngã ba rạch Ông Nhiêu đến hạ lưu cầu Đồng Nai sẽ được duy trì chuẩn tắc kỹ thuật với chiều dài 26,2km, bề rộng 150m và độ sâu đáy -5,7 m - đủ điều kiện cho tàu 5.000 tấn ra vào an toàn.
Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 7,3ha (chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics... gắn liền với cảng).
-
Chính thức thông qua chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường dài nhất Đông Nam Bộ; Hải Phòng sẽ có Khu thương mại tự do, được trao quyền tự thu hồi đất làm trung tâm logistics quy mô trên 50ha; Hơn 65.000 tỷ đồng làm cao tốc Quy Nhơn - Pleiku và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
-
Bất động sản 24h: Sắp khởi công tuyến đường nối TP.HCM qua Long An đến Tiền Giang
Chốt thời gian TP.HCM quản lý Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu; Long An sắp triển khai xây dựng Đường tỉnh 827E kết nối TP.HCM đến Tiền Giang; Đà Nẵng đề xuất điều chỉnh giá đất, có nơi hơn 340 triệu đồng/m2... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thúc tiến độ dự án cầu Phước An, đường 991B và đường Long Sơn - Cái Mép; Tỉnh Đồng Nai mới sẽ có thay đổi về quy định tách thửa, hợp thửa và cấp sổ đỏ; Lộ diện nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc gần 22.000 tỷ đồng... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.





