Nghị định 35/2022 có nhiều điểm mới, được kỳ vọng giúp tháo gỡ những nút thắt quan trọng trong phát triển nhà ở cho công nhân.
Sau đại dịch, nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu, cụm công nghiệp và tuyển dụng lao động. Song, để giữ chân được người lao động, việc giải quyết vấn đề căn cơ như nhà ở cho công nhân là vô cùng quan trọng.
Bà Trần Tố Loan, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ, cho biết Nghị định 35 đã có nhiều thay đổi tiến bộ so với Nghị định 82.
Cụ thể, trong Nghị định 82 trước đây, người lao động không được ở tại trong khu công nghiệp (KCN) mà chỉ có lao động là chuyên gia nước ngoài được ở lại với điều kiện được sự đồng ý của UBND cấp tỉnh.
Tuy nhiên, Nghị định 35 lại được khuyến khích đầu tư, cho phép tất cả cơ sở lưu trú cho người lao động ở lại trong KCN.
Bà Loan cho biết, trước đây, để đưa được nhà ở công nhân về KCN rất phức tạp. “Chúng tôi đã phải đưa toàn bộ diện tích dành cho nhà ở công nhân ra khỏi KCN bằng thủ tục xin chủ trương điều chỉnh toàn bộ quy mô của KCN, điều chỉnh lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, điều chỉnh lại quyết định giao đất và thậm chí là cả sổ đỏ, quy trình này tốn rất nhiều thời gian”, bà Loan nói.
Trong khi đó, Nghị định 35 hiện nay đã cho phép xây dựng các cơ sở lưu trú cho người lao động trên đất hành chính dịch vụ.
Nghĩa là, nếu một KCN đã có quy hoạch một phần đất dành cho dịch vụ, thì không phải xin cấp phép, thay đổi bất cứ điều gì cả và có thể ngay lập tức xây dựng các cơ sở lưu trú dành cho người lao động luôn.
Đặc biệt, trong Nghị định 35 cũng thể hiện một điểm rất tiến bộ. Đó là phân quyền mạnh mẽ hơn và giao nhiều trách nhiệm hơn cho UBND cấp tỉnh.
Nghĩa là, có những thay đổi, điều chỉnh mà ở mức độ vừa phải, thậm chí là quy mô của KCN có thể phê duyệt ngay ở cấp tỉnh thay vì trước đây phải lên tận trung ương.
Nói như bà Loan, Nghị định 35 đang hỗ trợ tích cực cho hoạt động triển khai của KCN.
GS.TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng, cho biết Nghị định 35 điều chỉnh lần thứ tư về vấn đề nhà ở công nhân trong KCN.
“Việc điều chỉnh nghị định qua các thời kỳ cho thấy mỗi lần chỉnh sửa là một lần tiến bộ, có nhiều cơ chế chính sách thuận lợi hơn cho quá trình công nghiệp hoá. Có nhiều đổi mới hơn trong Nghị định 35, trong đó có 4 điểm mới quan trọng nói về nút thắt nhà ở công nhân”, ông Hải cho biết.
Cụ thể, khoản 4 mục D có nói tới “Có quỹ đất thiểu bằng 2% tổng diện tích khu công nghiệp để quy hoạch xây dựng nhà ở công trình dịch vụ tiện ích cho người lao động làm việc tại các KCN”.
“Như vậy chính phủ đã chú ý tới việc một địa phương khi quy hoạch KCN cần quy hoạch 2% để xây dựng nhà ở cho người lao động. Đây là điểm gỡ nút thắt đầu tiên, tạo tiền đề cho các địa phương, chính quyền 63 tỉnh thành phố đồng hành cùng doanh nghiệp tạo quỹ đất cho người công nhân có nhà ở”, ông Hải nhận định.
Bên cạnh đó, mục 7 điều 9 về điều kiện đầu tư hạ tầng KCN quy định “có quy hoạch khu nhà ở và các công trình dịch vụ tiện ích công cộng cho người lao động hoặc các KCN được cơ quan nhà nước quy định về nhà ở”.
So sánh với thời kỳ cách đây 30 năm thì trong KCN không quy định phải có nhà ở, cũng không có văn bản nào quy định KCN không có nhà ở thì ai lo nhà ở cho người lao động.
Việc giải quyết nhà ở khu đó chỉ phục vụ theo nhu cầu lao động mà không có quy hoạch lâu dài cho vấn đề nhà ở.
“Đây là điều vô lý bởi chỉ quy định đất xây dựng KCN mà không quy định nơi ở cho con người lao động trong KCN. Mà trong lịch sử, về nguyên lý mọi quy hoạch phải bắt đầu từ con người”, ông Hải nói.
Điểm khác cũng là một tiến bộ quan trọng là mục 2 và 3 điều 33 quy định “phát triển KCN đô thị dịch vụ được đầu tư đồng bộ bao gồm nhà ở, công trình giáo dục đào tạo, công trình nghiên cứu, y tế, thể thao, văn hoá”.
Dù Nghị định 82 đã nhắc tới loại hình KCN đô thị dịch vụ gắn liền 3 yếu tố, nhưng khi giải quyết vấn đề đó Chính phủ đã nhận được phản hồi sau đó sử theo hướng: Người công nhân không chỉ cần nhà ở mà còn cần các tiện ích trường học, bệnh viện…
“Chúng ta đã quan tâm tốt hơn đến vấn đề hạ tầng xã hội của người lao động. Đây là tiến bộ quan trọng nhấn mạnh câu chuyện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội”, ông Hải nhận xét.
Nhớ lại câu chuyện đau thương trong đại dịch, ông Hải cho biết, chúng ta đã chứng kiến cảnh đoàn người lao động từ Nam trở về Bắc. Họ đã không coi nơi họ làm việc là quê hương thứ 2, phải quay về quê hương cũ. Vì sao có câu chuyện này?
“Vì chúng ta chưa làm tốt câu chuyện dịch cư, không chỉ lo nhà ở cho người công nhân mà phải nghĩ tới nhà ở cho người nhà của công nhân, để câu chuyện dịch cư tạm thời thành dịch cư cố định”, ông Hải lý giải.
-
Nhà ở công nhân – Chìa khóa quan trọng để hút vốn FDI vào các khu công nghiệp
Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề an sinh cho người lao động. Có chỗ ăn ở đảm bảo, đầy đủ tiện ích là nền tảng để người lao động yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...