Khát nhà ở công nhân
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, Việt Nam vẫn được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao, là điểm đến hấp dẫn nhờ sự ổn định.
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2021 đạt trên 38,85 tỉ USD, tăng 25,2% so với năm 2020; 7 tháng đầu năm 2022 đạt 15,54 tỉ USD, bằng 92,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước; nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70 - 80% tổng vốn đăng ký cả nước.
Đồng thời, khu công nghiệp, khu kinh tế đã thực sự trở thành các khu vực trọng điểm thu hút các nguồn vốn đầu tư và dự án lớn trong và ngoài nước, hiện là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu như: Samsung, Canon, LG, Sumitomo, Foxconn, VSIP…
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế sẵn có, Việt Nam cũng đối diện nhiều thách thức cần cải thiện để tăng sức hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Một trong số đó là phải đảm vấn đề ăn ở cho lực lượng lao động.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cho biết, họ đặc biệt quan tâm các chính sách an sinh cho người lao động tại các khu công nghiệp. Theo họ, việc có được chỗ ăn ở ổn định, có những tiện ích cơ bản sẽ giúp người lao động cải thiện năng suất lao động, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều khu công nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được vấn đề căn bản này.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế từng chia sẻ, một thực trạng là các khu công nghiệp Việt Nam chưa đảm bảo được chốn an sinh cho người lao động, chuyên gia.
Ở phần lớn khu công nghiệp hiện nay, công nhân đang phải sinh sống trong những phòng trọ với không gian chật hẹp, thiếu hụt tiện ích. Khoảng cách gữa chỗ ở của người lao động với khu công nghiệp cũng rất xa. Có nơi, công nhân phải di chuyển hàng trăm km từ chỗ ở đến nơi làm việc.
Trong một hội thảo về thu hút FDI vào khu công nghiệp mới đây, nhiều địa phương có thế mạnh về công nghiệp cũng thừa nhận lỗ hổng trên và đang nỗ lực cải thiện.
Ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An thừa nhận, Long An là tỉnh phát triển khu công nghiệp hàng đầu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, số lượng người lao động rất lớn nhưng chỗ ở cho lực lượng này lại đang quá khiêm tốn.
Theo đó, hiện Long An có khoảng 160.000 người lao động đang làm việc tại 16 khu công nghiệp và 21 cụm công nghiệp. Trong đó, có gần 50.000 người đang có nhu cầu về nhà ở, phần lớn họ là lao động nhập cư từ nhiều tỉnh thành.
Ông Thanh cho biết, để giải quyết bài toán nhà ở cho công nhân, giai đoạn 2026 – 2030 tỉnh Long An sẽ xây dựng 291.000m2, tương ứng 7.272 căn nhà (mỗi căn 40m2) đáp ứng nhu cầu khoảng 60% cho người lao động có khó khăn về chỗ ở. Ngoài ra tỉnh cũng lập đề án xây dựng nhà ở xã hội, phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 500.000 căn nhà.
Trong khi đó, ông Tạ Quốc Bảo, Phó tổng giám đốc khu công nghiệp Phý Mỹ 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, doanh nghiệp này chú trọng triển khai khu nhà ở công nhân để công nhân, người lao động tại các nhà máy trong khu công nghiệp có nơi lưu trú an ninh, vệ sinh sạch sẽ, gắn kết với môi trường xanh đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt trong thời gian làm việc.
Cụ thể, trong số diện tích 1.028ha của khu công nghiệp này có đầy đủ các công năng và dịch vụ tiện ích để phục vụ chuyên gia, người lao động như khu nhà ở, công viên, trung tâm thương mại, thể dục thể thao, trường học….
Tạo mọi điều kiện để thu hút doanh nghiệp
Tại Hội nghị phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các địa phượng đặc biệt chú trọng đến việc chăm lo chỗ ăn ở cho người lao động, nhất là những nơi có thế mạnh về khu công nghiệp.
Theo đó, khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân bảo đảm hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định.
Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…
Đối với các dự án nhà ở xã hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư cần khẩn trương thực hiện các thủ tục lựa chọn chủ đầu tư để triển khai thực hiện.
Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, tập trung nhiều công nhân như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đồng Nai, Bình Dương… phải để dành quỹ đất và kêu gọi các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bất động sản tham gia đầu tư, phát triển nhà ở công nhân, nhà lưu trú cho công nhân thuê.
Để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng…
-
Doanh nghiệp ngoại cần gì nhất khi đầu tư vào Việt Nam?
Các nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn Việt Nam họ thường quan tâm nhất đến điều kiện đầu tư, các công nghệ hỗ trợ, chất lượng nhân lực, thủ tục gọn gàng và chính sách vĩ mô ổn định. Đây cũng là những bài toán mà Việt Nam cần giải để thu hút dòng vốn ngoại thay vì chỉ dựa vào giá thuê đất, nhân công rẻ.
-
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản, lộ diện các phân khúc được các “ông lớn” săn đón
Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023....
-
Bình Dương hút 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng, Bình Dương thu hút được 58.988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (đạt 85,7% cùng kỳ) và 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (đạt 86,86% kế hoạch, bằng 94,1% so với cùng kỳ)....