CafeLand - Trước đây, tỉnh Bắc Giang được coi là một trong những vùng nghèo nhất Việt Nam, được biết đến với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, vải và gia cầm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các chuỗi cung ứng toàn cầu đã thay đổi diện mạo của Bắc Giang.

Hiện tại, hai tập đoàn lớn trên thế giới là Apple và Hon Hai Precision Industry đã lên kế hoạch xây dựng các chuỗi cung ứng mới tại tỉnh Bắc Giang. Bất chấp sự ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, dự báo giá trị xuất khẩu của tỉnh trong năm nay sẽ đạt 11 tỷ USD, đạt bước tiếng lớn sau 6 năm.

Sự thay đổi ở Bắc Giang cho thấy sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng của thế giới đã tác động mạnh đến các khu vực khác. Việt Nam với nhiều lợi thế khác nhau như chính trị ổn định, chi phí nhân công thấp,... đang trở thành điểm đến tiềm năng cho các tập đoàn lớn, những người có ý định dịch chuyển các chuỗi cung ứng ra khỏi biên giới Trung Quốc.

Sự thay đổi

Theo thống kê của chính phủ, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bắc Giang năm 2010 chỉ rơi vào khoảng 650 USD, thấp hơn gần một nửa so với mức trung bình của cả nước. Hiện tại, với nhiều sự thay đổi, con số này được dự báo sẽ đạt mốc 3.000 USD.

Nhiều tập đoàn lớn như Samsung đang gõ cửa các tỉnh miền Bắc của Việt Nam, trong đó bao gồm Bắc Giang và đưa tới những cơ hội thay đổi. Đối tác của Apple, Pegatron có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD tại Hải Phòng. Apple gần đây cũng đã tích cực tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam, bao gồm cả kỹ sư chất lượng cơ khí và các nhà quản lý chuỗi hoạt động cung ứng.

Thành công của Việt Nam là tạo ra giá trị thặng dư thương mại lớn với Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 34,8 tỷ USD vào tháng Bảy vừa qua. Đại diện Thương mại của Mỹ, ông Robert Lighthizer đã thông báo một sẽ mở cuộc khảo sát về chính sách tiền tệ của Việt Nam vào đầu tháng này.

Hiện tại, các khoản đầu tư từ những tập đoàn lớn tiếp tục đổ vào lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử, trong khi các lĩnh vực khác gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Doanh thu từ ngành du lịch, một trong những lĩnh vực quan trọng của Việt Nam đã giảm tới 50% trong năm 2020. Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ giảm xuống mức 2% - 3% vào cuối năm nay.

Gene Tyndall, chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Công ty tư vấn eMATE có trụ sở tại Atlanta cho biết chi phí xây dựng thấp, sự ổn định về chính trị, các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng phát triển là những yếu tố thúc đẩy nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến với Việt Nam.

Ông Nguyễn Đại Lượng, Phó chủ tịch UBND huyện Việt Yên, nơi đang đặt 4 trong 5 khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh Bắc Giang cho biết: "Chúng ta đang sống trong thời kỳ các chuỗi cung ứng toàn cầu dần thay đổi. Tỷ lệ các doanh nghiệp lớn chọn Bắc Giang làm nơi xây dựng nhà máy sản xuất đã tăng mạnh kể từ năm 2016 với khoản đầu tư rơi vào mức 3,8 tỷ USD".

Ông cũng nói thêm chính phủ đang lên kế hoạch xây dựng một bến cảng để thuận tiện cho việc vận chuyển. Bên cạnh đó, Apple cũng xin cấp đất để làm nhà ở cho công nhân gần khu phức hợp rộng 16 ha của Luxshare Precision Industry, nhà sản xuất AirPods lớn nhất thế giới.

Theo chuyên gia kinh tế Scott Rozelle đến từ Đại học Stanford, thách thức của Việt Nam trong tương lai là đảm bảo nền giáo dục được cải thiện để đất nước có thể tránh được rủi ro trong trường các nhà máy rời hoặc khu công nghiệp rời đi vì sau cùng, chi phí chắc chắn sẽ tăng lên.

  • Thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Châu Âu

    Thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Châu Âu

    CafeLand - Trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã thống nhất cùng đưa ra sáng kiến thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Âu (gọi tắt là EVBC).

  • Bất động sản 24h: Dân mòn mỏi chờ giải cứu chung cư cũ

    Bất động sản 24h: Dân mòn mỏi chờ giải cứu chung cư cũ

    CafeLand - “Hố đen” giá thành bất động sản; Bán nhà trong quy hoạch: Khách đột ngột bỏ cọc, chủ "đứng, ngồi không yên"; TP.HCM thất bại trong việc ‘giải cứu’ chung cư cũ và nhà ven kênh... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

  • Đức Hòa, Long An: Đường đi bị lấn chiếm, 15 năm chính quyền chưa giải quyết xong

    Đức Hòa, Long An: Đường đi bị lấn chiếm, 15 năm chính quyền chưa giải quyết xong

    Con đường chính dẫn ra đồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhiều nông dân đã bị 2 hộ dân ngang nhiên chiếm dụng suốt 15 năm, nhưng đến nay sau nhiều năm chính quyền huyện Đức Hòa vẫn chưa giải quyết xong.

Anh Nguyễn (Bnnbloomberg)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.