Bộ Tài chính cho biết, không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, số thu thuế, phí nội địa đạt 80,2% dự toán, tăng 13,6%, loại trừ các yếu tố tác động của chính sách miễn, giảm, gia hạn, thì số thu thuế, phí nội địa không kể các khoản đột biến thì tăng 6,9%.
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng đạt trên 68% dự toán; 49/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 14 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, luỹ kế chi 8 tháng ước đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2%, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 212,2 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Riêng về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã giao 542,1 nghìn tỷ đồng, bên cạnh đó các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương (từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách địa phương,…) tăng thêm khoảng 55,9 nghìn tỷ đồng so kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn được giao đạt 101,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (không kể số kế hoạch vốn các địa phương giao tăng thêm, thì đạt 90,72%).
Tính đến ngày 22/8/2022, vẫn còn 50,3 nghìn tỷ đồng (9,28%) kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết (trong đó: 10 bộ, cơ quan trung ương là 7,1 nghìn tỷ đồng; các địa phương là 43,2 nghìn tỷ đồng).
Tiến độ giải ngân 8 tháng đầu năm vẫn chậm so yêu cầu và cùng kỳ năm trước. Mặc dù số vốn giải ngân tăng 13,3%, nhưng tỷ lệ mới đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 40,6%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 14,02% kế hoạch.
Dự báo về những tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ gặp không ít những khó khăn, thách thức, như lạm phát đang tăng cao, giá xăng dầu giảm nhưng mặt bằng giá nói chung chưa giảm; lãi suất tăng sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, tác động tới nguồn thu ngân sách.
Bộ trưởn đề nghị cần tiếp tục điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả, việc quản lý thu phải phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, tăng cường chống thất thu ở các lĩnh vực, trong đó có việc tăng thu trên nền tảng số, các sàn thương mại điện tử; hoàn thuế GTGT,...
-
Bức tranh kinh tế Việt Nam 8 tháng: Khởi sắc với nhiều điểm sáng
Trong 8 tháng đầu năm 2022, bức tranh kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều điểm sáng với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt gần 500 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư gần 4 tỷ USD, nguồn vốn FDI thực hiện đạt mức cao nhất 8 tháng đầu năm trong 5 năm qua trong khi lạm phát và CPI được kiểm soát,... theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê.
-
Bức tranh Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 qua những con số
Bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 với nhiều khởi sắc khi xuất khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 23,31 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 19,58 tỷ USD, khách quốc tế tăng mạnh so với cùng kỳ,... theo số liệu...
-
Xuất khẩu gạo 2024 dự kiến lập kỷ lục mới trên 8 triệu tấn
Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy xuất khẩu gạo năm 2024 của Việt Nam sẽ tiếp tục lập mốc mới. Theo các chuyên gia, với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước, xuất khẩu gạo năm nay sẽ đạt trên 8 triệu tấn, vượt kỷ lục của năm 2...
-
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc 2024: Sẽ đạt mốc 200 tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, trung bình mỗi tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt gần 17 tỷ và nhận định sẽ được duy trì trong 2 tháng cuối năm, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc sẽ lập kỷ lục mới với 200 tỷ USD....