Các lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng đang phủ bóng mờ lên nền kinh tế thế giới, trong đó thị trường bất động sản đối mặt với nguy cơ tái định giá. Khu vực APAC không phải là ngoại lệ mặc dù lãi suất vẫn ở mức khá thấp, do thương mại trực tiếp không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine, lại nằm gần tâm điểm của chuỗi cung ứng thế giới là Trung Quốc và có chiến lược mở cửa trở lại nhanh chóng hơn.
Nhờ vậy, triển vọng tăng trưởng tại các nền kinh tế đã phát triển của APAC được dự báo sẽ duy trì ổn định và tâm lý thị trường ít tiêu cực hơn. Tầng lớp trung lưu của khu vực đang trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng chính, đóng góp tới 50% GDP toàn cầu và 40% giá trị tiêu dùng tính đến năm 2040.
Đô thị hóa
APAC là nơi có một số thành phố phát triển nhanh nhất thế giới, với quá trình đô thị hóa đang thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại và các tiện ích hậu cần.
Làn sóng nhập cư vào các đô thị khiến nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nguồn cung giá rẻ và trung bình, trở nên thiếu thốn và giá nhà vượt ngoài khả năng chi trả. Trong khi đó, khách thuê sẽ ngày càng ưu tiên những căn nhà được quản lý bài bản thay vì cho thuê bởi các hộ gia đình với tiện ích nghèo nàn như trước.
Thương mại điện tử
Mức độ phổ biến của internet và điện thoại thông minh tại APAC đã biến khu vực này dẫn đầu về quá trình số hóa nền kinh tế với các thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới.
Việc gia tăng mua hàng trực tuyến kéo theo nhu cầu đối với các bất động sản hậu cần bền vững và hiệu quả, gần với hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc bên trong các khu dân cư đông đúc. Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ hậu cần hiện đại lại chưa theo kịp nhu cầu ở các thị trường phát triển. Điều này sẽ mang lại triển vọng tăng trưởng cho thuê trong trung hạn, bất chấp áp lực về lợi suất ở thời điểm hiện tại.
Kinh tế số
Xu hướng chuyển sang các ngành kinh tế số đang góp phần gia tăng số lượng các công ty công nghệ tại APAC. Kết quả là, các tòa nhà văn phòng chất lượng cao tại các vị trí đắc địa luôn hấp dẫn một lượng khách thuê nhất định, đặc biệt là khi APAC ít chịu ảnh hưởng từ xu hướng làm việc tại nhà như các khu vực khác.
Các thị trường bất động sản minh bạch và được thúc đẩy bởi các sáng kiến và công nghệ, với khả năng thu hút nhân tài như Seoul, Tokyo, Yokohama, Singapore và Sydney được dự báo sẽ có hiệu suất vượt trội.
Các loại hình động sản đón đầu tương lai
Các bất động sản này giúp đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững ngày càng tăng, các quy định chặt chẽ hơn của pháp luật, và các cơ hội tạo ra ảnh hưởng tích cực về xã hội và môi trường. Mặt khác, cải thiện chất lượng xây dựng có thể thúc đẩy lợi nhuận tổng thể, do các bất động sản hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra doanh thu lớn hơn với chi phí nhỏ hơn.
Đặc biệt, các tòa nhà theo đuổi các chứng chỉ xanh và mang lại các tiện ích tốt cho nhân viên để cân bằng cuộc sống và công việc, nằm tại những khu vực đắc địa của thành phố thường có giá trị cao hơn và lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro tốt hơn.
Bên cạnh đó, những bất động sản chất lượng cao với triển vọng doanh thu ổn định trong môi trường lạm phát và lãi suất tăng sẽ tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư. Các bất động sản cao cấp thuộc những lĩnh vực chủ chốt và các thị trường cửa ngõ như Úc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc được cho là sẽ định hình thị trường đầu tư trong khu vực.
-
Bất động sản châu Á vượt bão lạm phát cao và lãi suất tăng
Hầu hết các thị trường bất động sản lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vẫn duy trì hoạt động tốt, mặc dù đã mất đi một số động lực tăng trưởng do các điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn gồm lạm phát cao và lãi suất tăng.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.