Hệ thống giao thông ở khu vực ĐBSCL. Ảnh: TEDI
Các tuyến đường được Bộ GTVT đề xuất nâng cấp, cải tạo bao gồm: Quốc lộ 53, Quốc lộ 62 và Quốc lộ 91B.
Cụ thể, Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 53, đoạn Long Hồ-Ba Si, thuộc tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, với quy mô 46km đường cấp III đồng bằng đi theo tim đường hiện có; xây dựng 23km tuyến tránh thị trấn Vũng Liêm (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long). Tổng mức đầu tư công trình là 1.853 tỉ đồng; trong đó, vốn vay 1.273 tỉ đồng, vốn đối ứng 580 tỉ đồng.
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 62 tỉnh Long An với quy mô 77km đường cấp III đồng bằng, đi theo tim đường hiện có; xây dựng 8km tuyến tránh qua thị trấn Tân Thạnh (huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An). Công trình có tổng mức đầu tư 2.250 tỉ đồng; trong đó, vốn vay 1.545 tỉ đồng, vốn đối ứng 705 tỉ đồng.
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91B Nam Sông Hậu, quy mô 142km đường cấp III đồng bằng, đi theo tim đường hiện có, với tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng; trong đó, vốn vay là 1.318 tỉ đồng và vốn đối ứng 182 tỉ đồng.
Để bố trí nguồn vốn triển khai dự án, Bộ GTVT đề xuất vay ODA Ngân hàng Thế giới (WB) là 5.603 tỉ đồng, vốn đối ứng trong nước sẽ cân đối 1.555 tỉ đồng.
Được biết, công trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 53, đoạn Long Hồ-Ba Si, thuộc tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là trục ngang nối thành phố Vĩnh Long và thành phố Trà Vinh.
Công trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 62 tỉnh Long An kết nối 4 trục dọc: Quốc lộ 1, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, tuyến N1, N2 và các tỉnh lộ Đường tỉnh 829, Đường tỉnh 831, Đường tỉnh 8 37.
Còn công trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 91B Nam Sông Hậu kết nối Quốc lộ 1 và Quốc lộ 60, nối Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu.
Bộ GTVT nhận định việc cải tạo, nâng cấp 3 tuyến quốc lộ trên sẽ giúp nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, hành khách, đảm bảo an toàn giao thông.
Đánh giá về hiệu quả của Dự án, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án này có tính liên vùng tốt, phù hợp theo quy hoạch giao thông vận tải đường bộ Việt Nam.
Đây là 3 trong số 16 dự án đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng tại khu vực ĐBSCL được các bộ, ngành và địa phương thảo luận trong cuộc họp diễn ra gần đây.
Gần đây, tỉnh Bến Tre cũng đã đề xuất đầu tư dự án đường ven biển 48 km kết nối với Tiền Giang, Trà Vinh với kinh phí 8.400 tỉ đồng. Đây là dự án thuộc kế hoạch xây dựng 415 km đường ven biển liên vùng đi qua 7 tỉnh miền Tây với mức đầu tư lên tới 43.000 tỉ đồng. Tỉnh Sóc Trăng cũng đề xuất xây đường liên vùng 5.916 tỉ đồng kết nối Bạc Liêu - Trà Vinh trong đó có phần lớn đoạn tuyến trùng với tuyến đường ven biển kể trên.
-
Thêm một tuyến đường ven biển 8.400 tỉ ở Miền Tây được đề xuất, kinh phí vay từ Hàn Quốc
Bến Tre đề xuất xây tuyến đường ven biển dài 48km kết nối Tiền Giang và Trà Vinh với vốn đầu tư khoảng 8.400 tỉ đồng. Đây là là 1 trong số 16 dự án trọng điểm tại khu vực Miền Tây được địa phương thảo luận với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong cuộc họp diễn ra gần đây.
-
Huy động 8.700 tỷ đồng trái phiếu, Thái Sơn – Long An được trái chủ chấp thuận giải chấp quyền sử dụng đất dự án 267 ha ở Long An
Ngày 15/1, CTCP Thái Sơn – Long An đã tiến hành lấy ý kiến của người sở hữu trái phiếu về việc giải chấp và bổ sung tài sản bảo đảm của các trái phiếu được phát hành trong năm 2021.
-
Tỉnh “sát vách” TP.HCM vừa phê duyệt đầu tư dự án truyền tải điện quan trọng gần 1.900 tỷ đồng
Dự án Trạm biến áp 500kV Long An và đường dây đấu nối được triển khai tại xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với tổng mức đầu tư gần 1.900 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp đạt doanh thu 1 tỷ USD tiết lộ kế hoạch đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu khu vực về hạ tầng trí tuệ nhân tạo
Ngày 15/1 vừa qua, Tập đoàn FPT đã khởi công xây dựng trường Phổ thông Liên cấp FPT tại khu đô thị Thái Sơn Long Hậu, Cần Giuộc với tổng diện tích hơn 33.000m2.