02/12/2024 5:12 PM
Ngày 2/12, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.

Tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics và thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Trong 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 6.500 doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 36.550 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 28.900 lao động, tăng 13,5% về số doanh nghiệp, tăng 18,3% về số lao động, nhưng lại giảm 11,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ.

Báo cáo của Bộ Công Thương và các ý kiến tham luận trình bày tại Diễn đàn đã đánh giá đầy đủ, khá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia giai đoạn 2017-2023; chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn tới.

Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả, thành tựu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian qua, mà trước hết là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics, về vị trí Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới, khả năng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics thế giới. Ông yêu cầu các bộ, ngành liên quan triển khai 3 mục tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp.

Trong đó, mục tiêu quan trọng là giảm chi phí logistics từ 18% xuống 15%, nâng quy mô của logistics trong GDP của cả nước từ 10% lên 15%, phấn đấu 20%; nâng quy mô ngành dịch vụ logistics của Việt Nam trong tổng quy mô của thế giới từ 0,4% thành 0,5%, phấn đấu 0,6%; tốc độ tăng trưởng của ngành từ 14% đến 15%, tăng lên 20%.

Để đạt được 3 mục tiêu trên góp phần đưa đất nước tăng trưởng 2 con số, hướng đến kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai 7 nhóm giải pháp.

Trong đó, Thủ tướng chỉ rõ phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của logistics trong quá trình phát triển đất nước, nhất là với Việt Nam là trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương để khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương cần chủ động, tự lực, tự cường, tự chủ trong phát triển logistics, với tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Các doanh nghiệp nâng cao tính tự chủ, tham gia đề xuất, đóng góp xây dựng thể chế, với phương châm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; giải quyết tốt mối quan hệ thị trường, Nhà nước và xã hội, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng, với bước đi, nền tảng ban đầu quan trọng, ngành logistics Việt Nam sẽ hòa cùng khí thế chung của cả nước, bước vào thời kỳ phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển logistics và năng lượng của cả nước.

Phương Vy
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.