Rất nhiều dự án đất nền không có người ở, hạ tầng xuống cấp.
Mất tiền nhưng không có đất
Rất nhiều người khách hàng bỏ tiền tỷ để mua đất và chờ nhiều năm trời nhưng vẫn không được chủ đầu tư giao đất hoặc có đất cũng không thể xây được nhà.
Từ năm 2008, anh Lợi đã bỏ ra hơn 300 triệu đồng để mua lô đất nền có diện tích 100m2 tại một dự án thuộc huyện Bình Chánh. Theo nội dung cam kết trong hợp đồng sau khi nhận tiền của khách hàng, chủ đầu tư có nghĩa vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, hoàn tất thủ tục xin giao đất, chuyển quyền sử dụng đất và xác lập quyền sử dụng đất cho khách hàng. Trong thời gian 24 tháng kể từ khi ký hợp đồng, chủ đầu tư sẽ hoàn tất các công việc và tiến hành bàn giao đất cho khách hàng.
Tuy nhiên, từ đó đến nay anh Lợi không thể xây nhà trên lô đất mình mua do chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý của dự án và không bàn giao sổ đỏ như cam kết với khách hàng.
Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với nhiều khách hàng mua đất nền quận 2 tại dự án khu dân cư 154 ha phường Bình Trưng Đông - Cát Lái (quận 2). Theo phản ánh của một khách hàng, chị đã đóng tiền gần 100% cho chủ đầu tư để mua nền đất tại dự án này vào năm 2009. Theo cam kết thì chủ đầu tư sẽ bàn giao nền đất và hạ tầng kỹ thuật đầy đủ để chị có thể xây dựng nhà ở vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, đến nay vị khách này vẫn chưa nhận được nền đất trong khi hạ tầng kỹ thuật của dự án không được thi công, một số hạng mục để cỏ mọc hoang dại.
Hiện nay, tại nhiều khu vực của các quận huyện vùng ven TP.HCM, đất nền vẫn đang là phân khúc được nhiều người săn đón. Đặc biệt, tại các khu vực như quận 9 giá đất nền đang được đẩy lên chóng mặt, có dấu hiệu tăng ảo. Ghi nhận thực tế, rất nhiều dự án đang được rao bán tại khu vực này đều là những dự án nhỏ lẻ, các công ty đứng ra mua lại khu đất của người đân rồi phân lô bán nền. Những dự án này dù có mức giá khá mềm nhưng lại không đảm bảo về tiện ích, cơ sở hạ tầng rất sơ sài. Đặc biệt, phần lớn dự án đều dùng sổ chung, pháp lý mập mờ nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Mua đất ở một mình
Tại một dự án đất nền trên đường Bưng Ông Thoàn (quận 9), ông Nam đã xây dựng nhà và ở được gần 10 năm nhưng vẫn chưa thể có một vị hàng xóm đúng nghĩa. Ông Nam cho biết, khu dự án này đã được quy hoạch từ hơn 10 năm trước, lúc đó cũng đã có cơ sở hạ tầng nhưng mãi đến nay vẫn chưa có người về ở, nhiều hạng mục đường xá, cột đèn… nay đã xuống cấp, cỏ mọc xâm lấn. “Nhà này chủ yếu dùng để làm kho chứa hàng của công ty chứ chúng tôi vẫn phải sinh sống ở quận 5. Muốn dọn về đây ở cho tiện nhưng chưa được vì quá vắng vẻ, lại thiếu thốn nhiều thứ”, ông Nam nói.
Ghi nhận thực tế, không chỉ trường hợp tại dự án của ông Nam mà rất nhiều dự án khác thuộc khu vực phía Đông cũng xảy ra tình trạng tương tự. Nhiều dự án rộng lớn đã được đầu tư hạ tầng bải bản như Đông Tăng Long, Nam Rạch Chiếc, Nhà Phú Nhuận… cũng chỉ lác đác một vài nóc nhà.
Theo một môi giới bất động sản tại đây, phần lớn người mua đất nền là các nhà đầu tư, họ mua để găm hàng chờ giá cao bán lại hoặc mua để dành cho tương lai 5 – 10 năm tới, khi các tiện ích và hạ tầng khu vực đồng bộ thì mới vào ở. Nếu người mua ở thực thì không nên chọn những khu vực này mà nên chọn những dư án gần khu dân cư, ổn định và có đầy đủ tiện ích, hạ tầng.
Coi chừng “cò đất” làm giá
Nắm bắt được nhu cầu cực lớn của khách hàng, đã có rất nhiều các công ty môi giới, cò đất xuất hiện để môi giới đất nền. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của bộ phận trung gian này nhưng bên cạnh một số công ty làm tốt thì vẫn có không ít đơn vị, cá nhân môi giới khiến khách hàng phải lao đao.
Trong năm 2016, câu chuyện về một công ty môi giới dự án đất nền tại Đồng Nai tự ý nâng mức giá bán lên gấp đôi giá chủ đầu tư đã khiến cho rất nhiều khách hàng dính bẫy. “Tôi mua nền đất 100m2 tại dự án này với giá 725 triệu đồng từ công ty môi giới nhưng mãi không thấy họ ký hợp đồng, khi gặp chủ đầu tư thì mời biết họ tăng giá nền đất lên gấp đôi vì giá thật chủ đầu tư chỉ 394 triệu đồng”, một khách hàng bức xúc.
Anh Hoàng, một môi giới đất nền chia sẻ, môi giới thuộc công ty thì khi bán họ buộc phải thực hiện theo giá bán chủ đầu tư. Còn với những người là “cò đất” thì không bị ràng buộc về quy định này. Do đó, khi giao dịch họ thường đẩy giá đất lên rất cao để khách hàng trả dần xuống. Tuy nhiên, cuối cùng những người này vẫn thu được một khoản chênh lệch lớn từ người mua.
“Cách tốt nhất là tìm đến các công ty môi giới chuyên nghiệp, nhờ họ tư vấn nếu có xảy ra rủi ro thì cũng có địa chỉ, và có cơ sở để khiếu kiện, tố cáo. Còn làm với cò đất thì rủi ro cao hơn vì họ hoạt động tự do, ít ràng buộc”, anh Hoàng chia sẻ.
-
Phát Đạt dự chi tối đa 650 tỷ đồng mua khu đất vàng của một cá nhân tại TPHCM
Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR, sàn HoSE) vừa thông qua nghị quyết về việc mua tài sản là bất động sản tại số 61 Cao Thắng, phường 3, quận 3, TP.HCM.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...