Theo tài liệu từ Ủy ban giám sát ngành ngân hàng châu Âu (CEBS), các nhà điều tiết ngành ngân hàng châu lục này có kế hoạch phác thảo ra 3 kịch bản khi họ công bố kết quả thanh tra ngân hàng khu vực trong tuần này.
Cụ thể, các ngân hàng sẽ công bố tỷ lệ vốn cấp 1 theo mức chuẩn của năm 2011, theo kịch bản trái ngược và theo tiêu chí của đợt thanh tra thứ 3 có tính đến cú sốc từ bên ngoài.
Trong kịch bản cuối cùng, các ngân hàng sẽ phải công bố mức thua lỗ từ nợ nước ngoài trong “sổ sách” ngoài ra là chi phí khắc phục hậu quả nếu họ phải chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ nước ngoài.
Theo quy định kế toán, các ngân hàng phải điều chỉnh giá trị của trái phiếu chính phủ nước ngoài họ đang nắm giữ trong sổ sách kế toán tùy theo thay đổi của giá thị trường.
Đối với nợ chính phủ trong sổ sách của các ngân hàng, các ngân hàng cho vay chỉ có thể giảm giá trị của nhóm tài sản này nếu có nghi vấn thật sự về khả năng chính phủ nước đó không thể trả được nợ hay trả lãi suất định kỳ.
Kịch bản chịu cú sốc từ bên ngoài không tính đến việc một quốc gia nào đó thuộc châu Âu có thể vỡ nợ.
Thay vào đó, kịch bản tính đến việc lợi tức trái phiếu chính phủ tăng cao, chi phí lãi vay lên mạnh, khả năng vỡ nợ của lĩnh vực tư nhân có thể dẫn đến thiệt hại trong sổ sách của các ngân hàng cho vay.
CBES chịu trách nhiều điều phối các cơ quan điều tiết ngành ngân hàng và đưa ra lời khuyên chính sách cho nhóm người đứng đầu ngành ngân hàng các nước châu Âu.
Các nhà điều tiết ngành ngân hàng châu Âu đang tiến hành thanh tra 91 ngân hàng để quyết định liệu các ngân hàng có thể chống đỡ được với khả năng suy thoái kinh tế và giá trái phiếu chính phủ họ đang nắm giữ sụt giảm.
Họ sử dụng đợt thanh tra để trấn an nhà đầu tư về sức khỏe của hệ thống tài chính các nước, từ Đức cho đến Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.
Các ngân hàng có thể công bố họ cần huy động thêm bao nhiêu vốn nếu tỷ lệ vốn cấp 1 rơi xuống dưới 6%. Ngoài ra, các ngân hàng sẽ công bố thua lỗ dự kiến đối với tài sản khác mà họ đang nắm giữ.
Theo Bloomberg