Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Nghị quyết, Việt Nam không hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, tăng trưởng kinh tế cũng không đạt chiến lược đề ra, tốc độ có xu hướng giảm dần theo chu kỳ 10 năm.
Đất nước có nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Nội lực nền kinh tế yếu, năng suất lao động thấp, chậm được cải thiện. Một trong các nguyên nhân là chưa xác định rõ trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Vì vậy, Nghị quyết yêu cầu chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Công nghiệp chế tạo, chế biến được coi là then chốt; chuyển đổi số là phương thức mới đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nghị quyết yêu cầu chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam cơ bản đạt các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của nhân dân được nâng lên.
Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, gắn với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao; từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ.
Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; GNI bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 7.000 USD.
Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; xây dựng và phát triển được một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.
Tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Hoàn thành xây dựng chính phủ số, thuộc nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.
-
Loạt dự án khu công nghiệp khởi công vào cuối năm
Bất động sản công nghiệp liên tục tăng trưởng mạnh những năm gần đây, khiến nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực khác lên kế hoạch đầu tư mạnh tay vào phân khúc này.
-
Tập đoàn Singapore sẽ đầu tư thêm khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam
Lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp (Singapore) nói sẽ đầu tư mạnh vào chuỗi khu công nghiệp VSIP và phát triển các lĩnh vực xanh tại Việt Nam.
-
Một doanh nghiệp “để mắt” đến 7 khu công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Chiều 7/5, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.
-
Dự kiến có 24 KCN đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu khẩn trương gỡ vướng giải phóng mặt bằng cho các dự án điện
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp điện trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị EVN phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án điệ...