Đó là thông tin chỉ đạo của UBND Thành phố về việc thanh toán cho nhà đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Đối với hợp đồng được ký kết từ ngày 1/1/2018 (có điều khoản sử dụng tài sản công để thanh toán), các Sở đã được phân công đại diện UBND Thành phố ký kết hợp đồng, thực hiện rà soát nội dung hợp đồng đã ký; trường hợp nội dung hợp đồng phù hợp với các quy định thì tiếp tục thực hiện thanh toán; trường hợp nội dung chưa phù hợp với các quy định thì tiến hành đàm phán, điều chỉnh lại nội dung hợp đồng.
Đối với các dự án BT đã hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư trước ngày Nghị quyết số 160/NQ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa ký Hợp đồng BT, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu việc đàm phán, ký kết hợp đồng.
Ngày 28/12/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 160/NQ-CP về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT.
Theo đó, hợp đồng BT của các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng được ký trước ngày 1/1/2018 sẽ được dùng tài khoản công để thanh toán. Các bộ, ngành, địa phương cần rà soát lại nội dung các hợp đồng BT được ký từ ngày 1/1/2018 trong đó có điều khoản dùng tài sản công để thanh toán để đảm bảo tuân thủ luật
Các hợp đồng BT có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật cần tiếp tục được thực hiện thanh toán theo quy định. Các hợp đồng BT có nội dung chưa phù hợp với các quy định của pháp luật thì cần được đàm phán lại cho phù hợp.
Với các dự án BT đã hoàn thành chọn nhà đầu tư trước ngày văn bản này có hiệu lực nhưng chưa ký hợp đồng BT, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đàm phán, ký kết hợp đồng trên cơ sở đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BT) và nhà đầu tư các dự án BT chịu trách nhiệm rà soát lại các hợp đồng đã ký kết và đang thực hiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm (nếu có). Các đơn vị này cũng cần đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; không làm thất thoát tài sản công, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm.
Trường hợp phát hiện có vi phạm nhưng chưa gây thất thoát tài sản Nhà nước thì phải điều chỉnh lại hợp đồng BT. Phát hiện vi phạm (vi phạm pháp luật về ngân sách Nhà nước, xây dựng, quản lý đất đai, đấu thầu, đầu tư công, quản lý tài sản công và pháp luật liên quan khác...) thì phải điều chỉnh hoặc hủy hợp đồng BT, kịp thời thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát, đồng thời xử lý các tập thể, cá nhân sai phạm.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).