Bảo đảm vận hành thông suốt, liền mạch, không bị gián đoạn
Công điện nêu, theo tổng hợp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đến ngày 27-6, vẫn còn nhiều nhiệm vụ của một số bộ, ngành, địa phương thực hiện còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng để bảo đảm việc sắp xếp đơn vị hành chính và vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn.
Thủ tướng đôn đốc bộ ngành, địa phương bảo đảm vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt
Cụ thể, mới có 9/34 địa phương hoàn thành công bố, công khai danh mục thủ tục hành chính (TTHC) áp dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố; còn 11/34 địa phương chưa hoàn thành cấp tài khoản cho cán bộ, công chức; 22/34 địa phương chưa hoàn thành cấp chữ ký số cho cán bộ, công chức, cơ quan, tổ chức; 6/34 địa phương chưa hoàn thành tập huấn, hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cho cán bộ, công chức; 4/34 địa phương chưa hoàn thành bố trí trụ sở, phương tiện và điều kiện làm việc cho các cơ quan, đơn vị cấp xã mới; tỷ lệ hoàn thành chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức đã có quyết định nghỉ việc ở các địa phương mới đạt 50,48%…
Để bảo đảm việc sắp xếp đơn vị hành chính và vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn, Thủ tướng yêu cầu một số công việc phải hoàn thành ngay trong ngày 28-6.
Đơn cử, Chủ tịch UBND 25 tỉnh, thành (Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hưng Yên, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Vĩnh Long, Đồng Tháp) hoàn thành việc công bố danh mục TTHC áp dụng trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu hoàn tất việc kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm vận hành thông suốt, liền mạch, không bị gián đoạn khi đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh và thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cùng với đó, kết nối với các Cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; cấp tài khoản cho cán bộ, công chức; cấp chữ ký số chuyên dùng; kết nối kho dữ liệu của cá nhân, tổ chức.
Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung tập huấn, hướng dẫn sử dụng Hệ thống thống thông tin giải quyết TTHC cho các cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ trưởng Bộ Tài chính khẩn trương chỉ đạo, phối hợp với UBND các tỉnh, thành thực hiện giải pháp chuyển đổi các tài khoản của các cơ quan, đơn vị theo thông tin hành chính cũ sang thông tin hành chính mới, bảo đảm việc thu, nộp ngân sách nhà nước, trong đó có thanh toán trực tuyến TTHC của người dân, doanh nghiệp thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn từ ngày 1-7.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành kết nối, triển khai thử nghiệm trên Cổng Dịch vụ công quốc gia mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và triển khai Cổng Dịch vụ công quốc gia trở thành điểm "một cửa số" tập trung, duy nhất, làm cơ sở để hoàn thiện và thực hiện thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn từ ngày 1-7.
Dứt khoát không để xảy ra tình trạng thiếu cơ sở vật chất phục vụ công tác
Thủ tướng cũng chỉ đạo về việc tiếp nhận giải quyết TTHC; về việc bố, sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã; sắp xếp, bố trí trụ sở làm việc, phương tiện và các tài sản khác cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp xã bảo đảm điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công và giải quyết TTHC theo đúng quy định.
Việc sắp xếp, điều chuyển, bố trí lại tài sản phải được triển khai khẩn trương, đồng bộ, có phương án cụ thể để không làm gián đoạn, đứt gãy hoạt động của các cơ quan, nhất là việc cung cấp dịch vụ công và giải quyết TTHC cho người dân. Trường hợp sau khi thực hiện điều hòa, sắp xếp mà vẫn còn thiếu tài sản, đề nghị UBND cấp tỉnh chủ động thực hiện mua sắm, bổ sung theo đúng quy định hiện hành, dứt khoát không để xảy ra tình trạng thiếu cơ sở vật chất phục vụ công tác, ảnh hưởng đến việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Chủ động cân đối, bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách được giao và nguồn tiết kiệm chi (nếu có) của cơ quan, đơn vị và cấp ngân sách để chi trả kịp thời chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết chính sách, chế độ chi trả, bảo đảm kịp thời, đúng quy định.
Đối với trường hợp đã có quyết định nghỉ việc thì phải hoàn thành việc giải quyết, chi trả trước ngày 30-6. Trường hợp gặp khó khăn về kinh phí, kịp thời báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
-
Vài ngày trước sáp nhập, tỉnh này công bố thu ngân sách gần 48.000 tỷ đồng chỉ trong nửa năm
Đây là tín hiệu kinh tế tích cực của địa phương.
-
Danh mục và mã số 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến sau sáp nhập
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Theo đó, TP Hà Nội có mã số 01, TP Đà Nẵng mã số 48, TP.HCM mã số 79.
-
Những kỷ lục nào được xác lập tại các tỉnh, thành Việt Nam sau sáp nhập?
Sự thay đổi lớn trong việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính của Việt Nam không chỉ giúp tối ưu hóa công tác quản lý, mà còn tạo ra những kỷ lục mới cho các tỉnh, thành trong cả nước. Tỉnh, thành sẽ dẫn đầu về dân số, diện tích hay các yếu tố đặc biệt khác? Hãy cùng khám phá nhé!








-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...