Mới đây, tại kỳ họp thứ 31 của HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VII, UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với điểm nhấn là thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 47.900 tỷ đồng, tương đương 50,1% so với dự toán đầu năm và 46,7% kế hoạch điều chỉnh.
Nếu tính cả các khoản miễn, giảm theo chính sách của Trung ương, tổng thu đạt 51.396 tỷ đồng, bằng 55,4% kế hoạch được giao. Đây là con số được đánh giá là khá tích cực trong bối cảnh nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc cân đối ngân sách và giải ngân đầu tư công, theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.
Báo cáo cho thấy thu nội địa đạt 23.183 tỷ đồng, chiếm khoảng 48% tổng thu và đạt 57,6% kế hoạch trung ương. Một số khoản thu tăng mạnh như thu tiền sử dụng đất (đạt 126,8% kế hoạch), thu từ khu vực ngoài quốc doanh và thuế thu nhập cá nhân.
Đặc biệt, thu từ các dự án tái định cư và đấu giá đất tại thị xã Phú Mỹ đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng nguồn thu ngân sách địa phương.
Ngoài ra, thu từ dầu thô đạt khoảng 14.500 tỷ đồng (chiếm 30%) và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 10.225 tỷ đồng (chiếm 22%), phản ánh rõ vai trò then chốt của ngành dầu khí và hệ thống cảng biển trong cơ cấu thu của tỉnh.
Song song với thu ngân sách, công tác giải ngân vốn đầu tư công cũng được đẩy mạnh. Tính đến ngày 12/6, Bà Rịa – Vũng Tàu đã giải ngân hơn 6.680 tỷ đồng, đạt 24,6% kế hoạch giao và gần 48,3% kế hoạch của Trung ương.
Một số địa phương như huyện Châu Đức, huyện Côn Đảo có tỷ lệ giải ngân khá tốt. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn gặp khó khăn do vướng mắc về thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và hiệu quả đầu tư công.
Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2025 tại Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy nhiều điểm sáng đáng ghi nhận. Theo Báo Người Lao Động, có 9/13 chỉ tiêu kinh tế - tài chính của tỉnh đạt mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước.
Doanh thu ngành lưu trú tăng 22,7%, vận tải - kho bãi tăng 10,5%, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 14%, cho thấy sức tiêu dùng nội địa đang phục hồi mạnh mẽ. Hoạt động xuất khẩu, không tính dầu thô, đạt 3,04 tỷ USD, hoàn thành 50,9% kế hoạch năm, phản ánh sự phục hồi rõ nét trong thương mại quốc tế.
Trong 6 tháng, toàn tỉnh đã có gần 1.000 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký hơn 30.000 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm 2024, chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, logistics và xây dựng hạ tầng.
Thị trường bất động sản tại một số khu vực quy hoạch công nghiệp và cảng biển như Phú Mỹ, Long Sơn, Cái Mép – Thị Vải cũng ghi nhận mức tăng giao dịch cao hơn kỳ vọng.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1/7, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP HCM sẽ chính thức sáp nhập hình thành TP HCM mới, với vai trò là đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Sau khi sáp nhập, TP HCM mới sẽ bao gồm tổng cộng 167 xã/phường và 1 đặc khu, trong đó riêng khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu có 30 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 phường, 18 xã và 1 đặc khu Côn Đảo, sẽ được tái cấu trúc theo mô hình thành phố - đặc khu.
Mô hình TP HCM mới dự kiến sẽ có diện tích hơn 6.772 km2, dân số khoảng 14 triệu người, trở thành siêu đô thị mang tầm quốc tế - là động lực mới trong việc phát triển đô thị, logistics, tài chính, du lịch và kinh tế biển của khu vực phía Nam.
-
Kế hoạch đầu tư cao tốc Hồ Tràm - Long Thành mà Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố có gì đặc biệt?
Cao tốc Hồ Tràm - sân bay Long Thành được đầu tư với quy mô 4-6 làn xe, vận tốc thiết kế 100-120km/h bằng hình thức đối tác công tư. Tuyến cao tốc này có điểm đầu tại nút giao với đường Vành đai 4 TP.HCM và đường ĐT991 (Phú Mỹ), điểm cuối tại nút giao với đường ven biển ĐT994 (Xuyên Mộc).
-
Chốt thời gian TP.HCM quản lý Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu
Kể từ ngày 1/7, UBND TP.HCM mới có trách nhiệm kế thừa toàn bộ quyền hạn, trách nhiệm của TP.HCM, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương trước khi sáp nhập, hợp nhất.
-
Khởi công hai tổ hợp nghỉ dưỡng gần 10.000 tỷ đồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Sáng ngày 21/6, Tập đoàn Five Star Group chính thức tổ chức lễ khởi công hai dự án bất động sản nghỉ dưỡng có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.








-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...