22/03/2013 9:06 AM
Đó là phản ánh của nhiều doanh nghiệp tại cuộc họp giao ban UBND TP. Hà Nội và các sở, ban, ngành về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ- CP của Chính phủ.

Hà Nội đã cho phép 3 dự án được chuyển đổi sang xây dựng nhà ở xã hội

3 dự án được chuyển đổi

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã có văn bản cho phép điều chỉnh 3 dự án chuyển đổi sang xây dựng nhà ở xã hội gồm: Dự án khu nhà ở thương mại cao tầng đô thị Sông Đà (quận Hà Đông) do CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư; Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Trung Văn (huyện Từ Liêm) do CTCP Đầu tư xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư; Dự án tổ hợp chung cư AZ - Thăng Long (huyện Hoài Đức) do Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long làm chủ đầu tư. Tổng số căn hộ của 3 dự án được chấp thuận này là 174 căn.

Ngoài ra, hiện đang có 6 nhà đầu tư đăng ký dự án xây dựng mới nhà ở xã hội ở 7 địa điểm trên địa bàn TP. Hà Nội, nhưng chưa được UBND Thành phố chấp thuận. Các dự án này gồm: Dự án khu nhà ở xã hội Đại Mỗ tại xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm của Liên danh CTCP Bất động sản 126 - CTCP Sông Đà 9.06 (huyện Từ Liêm); Dự án Khu đô thị nhà ở xã hội Đại Áng của Liên danh Tổng CTCP Vinaconex - HUD tại xã Đại Áng, huyện Thanh Trì; Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại 486 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì và Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại 352 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân của CTCP Tổng bách hóa; Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm của CTCP Đầu tư xây dựng Ba Đình; Dự án đầu tư xây dựng nhà cho công nhân của Công ty TNHH Ngân Xuyến tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất CT8 Khu đô thị Nam An Khánh, huyện Hoài Đức của CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà. Tổng số lượng căn hộ dự kiến cung cấp cho thị trường của các dự án trên là 1.354 căn, đáp ứng chỗ ở cho khoảng hơn 4.200 người.

Ngay tại cuộc họp giao ban, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản như HUD, Vinaconex, Viglacera… đã đăng ký làm mới hoặc chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Đặc biệt, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn này cho biết với tiềm lực của mình, các doanh nghiệp sẵn sàng khởi công sớm dự án để có thể hoàn thành hàng chục ngàn căn hộ cung cấp cho thị trường.

Thủ tục hành chính “hành” doanh nghiệp

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT CTCP GP Invest phản ánh, theo quy định tại Thông tư 02 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, nếu việc chia nhỏ căn hộ không làm thay đổi mật độ, hệ số sử dụng đất, diện tích xây dựng thì doanh nghiệp được phép làm ngay, mà không cần xin điều chỉnh dự án. Thế nhưng, khi xin chuyển đổi diện tích từ 48 căn lên thành 72 căn hộ cho Dự án Nam Đô Complex tại 609 Trương Định (quận Hoàng Mai), chủ đầu tư đã phải chờ đợi mất gần 6 tháng, mặc dù chủ trương này đã được lãnh đạo Thành phố ủng hộ.

“Thành phố nên giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà, đặc biệt là cần quán triệt từ trên xuống dưới trong việc thực hiện thì mới có chuyển biến trong việc chuyển đổi dự án”, ông Hiệp nói và cho rằng, thủ tục hành chính càng lâu, doanh nghiệp càng mất cơ hội.

Lãnh đạo Vinaconex thì kiến nghị, Thành phố cần sớm có quyết định thu hồi đất cho Dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị Bắc An Khánh. Đây là một dự án lớn với quy mô lên tới 5.000 căn hộ. Nếu được hoàn tất thủ tục sớm, doanh nghiệp sẽ tiến hành khởi công ngay trong tháng 4/2013.

Với Dự án 1.000 căn hộ nhà thu nhập thấp tại Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm do HUD liên danh với BIC đầu tư, chủ đầu tư kiến nghị, chỉ cần Thành phố bổ sung tên liên danh vào giấy phép đầu tư theo đúng thủ tục thì dự án sẽ được khởi công ngay trong tháng 4 tới.

Chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, Thành phố sẽ tích cực chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ đối với những dự án xin chuyển đổi, phải làm sao cho thủ tục hành chính đơn giản và nhanh gọn nhất để dự án được thực hiện nhanh nhất.

  • “Phẫu thuật dị tật” đô thị - Vô vàn khó khăn Bài 2: Mổ xẻ nguyên nhân và cách tháo gỡ

    “Phẫu thuật dị tật” đô thị - Vô vàn khó khăn Bài 2: Mổ xẻ nguyên nhân và cách tháo gỡ

    Sau rất nhiều lần ra quân, định thời hạn "chốt hạ", việc xử lý dứt điểm nhà siêu mỏng, siêu méo (SMSM) đến thời điểm này vẫn án binh bất động, cho dù thành phố nhiều lần đôn đốc các quận, huyện phải hoàn thành. Theo lý giải của lãnh đạo cơ quan chuyên môn và những cán bộ trực tiếp giải quyết công việc tại cấp xã, phường thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng "đến hẹn… lại hẹn" này. <br/br>

  • Ở nhà triệu đô hành nghề đồng nát

    Ở nhà triệu đô hành nghề đồng nát

    Họ đang là những người sủ dụng những căn biệt thự được định giá tương đương cả triệu USD. Nghề nghiệp chính là thu gom và mua bán đống nát, nơi ở cũng chính là điểm giao dịch, nhà kho và chỗ ở của nhân viên. <br/br>

  • Chưa rõ ý Hiến pháp, khó sửa luật đất đai

    Chưa rõ ý Hiến pháp, khó sửa luật đất đai

    Xét trên lợi ích chung của xã hội, việc công chứng, chứng thực các giao dịch về đất là cần thiết.

Minh Nhật (Đầu tư chứng khoán)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.