13/07/2011 8:13 AM
Một thực tế đang tồn tại ở thủ đô: người Hà Nội đang phải sống chật vật với những ngôi nhà bám đường mưu sinh. Chính bởi tâm lý nhà mặt phố, nên kiến trúc ở Hà Nội đang trở nên méo mó hơn bao giờ hết.

Nhà ở Hà Nội ngày càng... dị dạng

Vì lẫn lộn giữa nhà ở và nhà thương mại nên hầu hết các tuyến phố ở Hà Nội đều bị nhà "tấn công". Ảnh chụp tại phố Nguyễn Lương Bằng Ảnh: Ảnh: L.Nguyên


Hà Nội xuất hiện hàng loạt những nhà siêu mỏng, siêu méo sau làm đường; một bên phố Trần Huy Hưng toàn nhà xiên, nhà vát vì bị lấy đất để làm đường; những khu nhà cũ kỹ nằm đan xen với những khu đô thị hiện đại... Vô hình chung, những thực trạng này đang khiến cho Hà Nội trở nên xấu xí hơn bao giờ hết. Hàng loạt những hệ lụy của cuộc sống đô thị như tắc đường, ngập đường...

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với KTS Trần Huy Ánh về vấn đề này.

Thưa ông, ông có nhận xét gì về thực trạng nhà ở ở Hà Nội hiện nay?

- Kiến trúc sư Trần Huy Ánh: “ Nhà mặt phố hơn bố làm to “câu nói vui của cô gái chọn bạn trai với tiêu chuẩn mới này xuất hiện vào thập kỷ 1980, khi Hà Nội chập chững bước vào thời kỳ “ mở cửa “. Tiêu chuẩn này thay cho “ một yêu anh có may ô/ hai yêu anh có pơ giô cá vàng/ ba yêu anh cónhẫn vàng/bốn yêu mỗi sáng một lần đánh răng. Những tiêu chuẩn hèn hèn ấy từ thời bao cấp mọi thứ hàng hóa đều phân phối tem phiếu: bé như cái áo may ô, bàn chải cùng kem đánh răng, lớn như cái xe đạp Thống Nhất… nên cái xe đạp nhãn hiệuPeugeot của Pháp đến chỉ vàng đeo tay là thứ xa xỉ.

Nhà mặt phố Hà Nội thì có từ lâu , nhưng thời “mở cửa có tí mặt hàng bán vài thứ tạp hóa, hàng ăn, quần áo có đồng ra đồng vào thì đã mở mặt hơn người, vậy nên ai cũng thèm khát nhà mặt phố - tâm lý ấy không có lỗi gì, nhưng cái suy tính tủn mủn ấy có trong trí óc mấy ông vẽ ra vô số con đường để rồi những ngôi nhà bám đường chắp vào Hà Nội thì thật tai hại.



Nhà ngay sát đường để tranh thủ kinh doanh đang khiến kiến trúc nhà ở ở Hà Nội méo mó. Ảnh chụp tại đường Lê Duẩn. Ảnh: L.Nguyên.


Cái nhà mặt phố xây trên những đường phố nửa đầu thế kỷ 20 khác hẳn nửa sau TK 20. Bạn chỉ cần so hai con đường Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám thôi thì thấy ngay. Phố Thụy Khuê cững chưa phải là xuất sắc, đặc trưng cho HN, nhưng cái phố ngoại ô ấy có vỉa hè, hàng cây và những ngôi nhà cao thấp xếp khá thẳng hàng hai bên đường. Còn cái phố Hoàng Hoa Thám thì lộn xộn nhốn nháo, giống như tất cả những nơi nào có nhà bám đường.

Kiến trúc ở Hà Nội đang trở nên xập xệ, phi thẩm mỹ hơn bao giờ hết: hàng loạt những nhà siêu mỏng, siêu méo sau khi làm đường; một bên phố Trần Duy Hưng toàn nhà xiên, nhà vát, những khu nhà cũ kỹ nằm đan xen với những khu đô thị mới xây…Hà Nội trở nên xấu xí, tầm thường. Chúng tôi biết rõ những vị quản lý kiến trúc thời kỳ này, tất cả họ chưa từng biếtHà Nội xưa được các KTS vẽ nên như thế nào, được quản lý như thế nào, họ chưa từng tiếp cận những tài liệu liên quan vàkhông ai nói cho họ biết. Họ đã làm nên TP theo cái tư duy “ may ô, quần đùi” thời gian khó.

Cụ thể cái đường Trần Duy Hưng, cái bên nhà xiên ấy xây trên những lô đất vốn là các thửa ruộng. Con đường mở qua cắt chéo cả loạt thửa ruộng song song nên để lại các ngôi nhà có mặt phố cắt đầu hồi nhọn hoắt như vậy. Các vị có ảnh hưởngsinh ra cái đường phố “nửa tỉnh, nửa quê” ấy giờ đã nghỉ hưu, ta vẫn gặp họ đây đó trên các diễn đàn bình luận đô thị, vẫn tua lại bài ca cũ rích “tuyến, diện, điểm” trong kiến trúc quy hoạch, to chuyệnhơn , họ bàn đến chuyện “ tái sinh văn minh đô thị”.

Dù thực tế Hà Nội đang ở chật chội, nhưng lại có những ngôi nhà, khu chung cư bỏ hoang không có người đến ở. Nó càng khiến cho hình ảnh Thủ đô không đẹp. Vậy đây là lỗi của ai, của nhà quản lý, người dân hay chủ đầu tư?

Hà Nội không phải TP duy nhất có nhà hoang, đất hoang. Tại Manila ( Philippines) còn có nhiều hơn, nhưng đấy là TP của các nhà tư bản, còn HN ta vẫn tự hào là TP của nhân dân thì không nên nhiều nhà hoang đến thế .



Xử lý việc này cực đơn giản và nhiều nơi họ cũng làm như vậy đó là đánh thuế cao hay khuyến khích cộng đồng địa phương sử dụng tạm thời làm sinh hoạt công cộng (nhà ở cho công nhân nhập cư nghèo, sinh viên lên TP thi đại học…). Nếu làm vậy sau một đêm, HN sẽ không còn chỗ nào bỏ hoang và HN ta đầy sức sống ngay. Một lợi ích lâu dài là làm nản lòng các hoạt động đầu cơ, tham nhũng liên quan đến tài nguyên đất đai đô thị.

Với tốc độ phát triển hiện nay, đang có một thực tế là sự phân hóa về nhà ở của người giầu và người nghèo. Nếu chúng ta không có những giải pháp kịp thời để ngăn chặn sẽ dẫn đến sự phát triển không cân đối tại đô thị?


- Một nghịch cảnh là nhà xây bán cho người thu nhập thấp bị bỏ hoang và nhiều người đến ở lại không phải là người thu nhập thấp. Cũng cần đặt ra câu hỏi: phải chăng người thu nhập thấp không cần nhà ở?


Nhiều gia đình trẻHN thu nhập mỗi tháng gần 20 triệu đồng , nhưng có dành ra 50 triệu đồng / năm thì 10 năm mới đủ mua nhà. Trớ trêu hơn họ không thể mua nhà ở vì họ cũng không phải đối tượng thu nhập thấp .


Tại Manila, chuyện này họ giải quyết sòng phẳng và không ỡm ờ: Thu nhập trung bình là phải ở thuê, thu nhập thấp thì phải ở ngoài TP. Trung tâm TP rất phổ biến mô hình Sky Land: chung cư cao >20 tầng. Nhà giặt chung, có thang máy và không có gara. Giá thuê 200 USD/ thángcho căn hộ 18-25 m2 có nhà vệ sinh và bếp. Hầu hết các gia đình thu nhập <1.000USD sinh sống. Mô hình được Chính phủ khuyến khích, các ngân hàng lớn tài trợ và rất nhiều nhà đầu tư BĐS tham gia. Nhà ở thu nhập thấp Hà Nội nên chăng đặt ra và giải giải quyết vấn đề này thực chất hơn.


Vậy giải pháp cho phát triển nhà ở tại thủ đô, ở góc độ KTS ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?


- Thị trường BĐS Hà Nội và các TP lớn đang đóng băng, nên mừng hay nên lo. Cá nhân tôi thì thấy là nên mừng vì đợt băng này không phải là đầu tiên nhưng khả năng kéo dài… Nó sẽ làm cho tất cả chúng ta khôn ngoan hơn. Cái khó sẽ ló cái khôn, nhà đầu tư sẽ thay đổi chất: những anh nghiệp dư sẽ phá sản, những tay chuyên nghiệp sẽ có văn hóa hơn, nghiên cứu thị trường có phương pháp thay vì chụp giựt. Sẽ có nhiều sáng kiếnphục vụ khách hàng tận tình hơn. Những cuộc sàng lọc này sẽ hình thành mô hình nhà ở lý tưởng trong tương lai của Hà Nội, đáp ứng được cả nhu cầu ở và tạo ra nét đặc thù riêng cho thủ đô .



Tại những con đường mới mở như tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài này, các chủ đầu tư của dự án lớn cũng cố gắng tranh thủ bám mặt đường tối đa làm hỏng cả kiến trúc của một tuyến phố. Ảnh L.Nguyên

Một TP muốn đẹp thì phải có sự chung tay của tất cả các cư dân TP, không một KTS tài năng nào có thể làm thay mấy triệu cư dân được. Muốn cả TP chung tay thì mỗi công dân phải biết nhiệm vụ cụ thể của họ là gì, nếu họ tích cực thì họ sẽ nhận được gì. Đã từng có những nay đẹp đẽnhư vậy từ những năm 1960, cảTP ăn cơm nhà đi đào hồ, gánh đất làm ra công viên Thống Nhất, đường Thanh Niên… Thờinay cũng vậy. Nếu như tất cả các dự án đô thị được minh bạch: đất TP giao cho ai, cư dân TP được lợi gì ? Các công trình xây dựng mới xây bằng gì? Hết bao nhiêu, kiểm soát thế nào?Người dân cần góp gì, có được thảo luận bình đẳng không, các ý kiến của các chuyên gia có được tôn trọng không …Thế nào cũng có nhiều ý tưởng hay. Ngược lại thì nó cứ thế thôi, nhưng chúng tôi vẫn tin HN sẽ có một tương lai tốt, vì đã từng chứng kiến nhiều dự định làm HN xấu đi đã phá sản mà không biết tại sao, có lẽ đấy là số phận của Hà Nội.

Xin cám ơn ông!

Theo Thanh Hường (VnMedia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.