Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 29,1 m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 29,9 m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 28,8 m2 sàn/người.
Dự kiến sẽ có 60.535 căn nhà được xây dựng trong năm 2022 gồm:
16.381 căn nhà thương mại có diện tích 330,5 ha, vốn đầu tư 16.463,1 tỷ đồng;
4.167 căn nhà ở xã hội diện tích 40,4 ha, vốn đầu tư 1.675 tỷ đồng;
1.939 căn nhà ở công nhân có diện tích 12,5 ha, vốn đầu tư 519,7 tỷ đồng;
2.507 nhà ở tái định cư diện tích 28,3 ha, vốn đầu tư 1.175,9 tỷ đồng.
35.540 căn nhà do người dân tự xây dựng có diện tích 688,4 ha.
Quyết định cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Khu nhà ở xà hội tại xã Đức Hòa Đông, diện tích 19ha của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Gòn và Công ty cồ phần Đầu tư Bất động sản BMI và dự án nhà ở xã hội hạnh phúc diện tích 16,62 ha của Công ty Cô phân Khai thác Hạnh Phúc.
UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Xây dựng và các đơn vị, địa phương có liên quan đẩy nhanh việc tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch. Đồng thời, công khai các đồ án về quy hoạch đã được phê duyệt để nhân dân được biết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Mặt khác, Sở chú trọng rà soát quỹ đất 20% đất ở trong các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn để thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Trường hợp chủ đầu tư không hoặc chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã phê duyệt, Sở tổng hợp trình UBND tỉnh thu hồi và giao nhà đầu tư khác có năng lực triển khai thực hiện.
Chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở tập trung nguồn lực triển khai dự án đã được chấp thuận đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng; nghiêm túc thực hiện việc dành quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới.
-
Bất động sản Long An đang chờ “thay áo mới”
Với 70km tiếp giáp TP.HCM, Long An được ví như “miếng đệm” kết nối giữa thành phố lớn nhất cả nước với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, nhiều năm qua tiềm năng đó vẫn đang bị “bó mình” trong chiếc áo chật hẹp mang tên hạ tầng.
-
Địa phương được ví như “cầu nối” giữa TP.HCM với ĐBSCL muốn mở rộng cao tốc, xây nút giao tại các tuyến giao thông huyết mạch
Nhằm tăng cường kết nối với TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận quy mô 6 – 8 làn xe. Đồng thời, kiến nghị bổ sung thêm nhiều nút giao giữa các tuyến giao thông huyết mạch....
-
Tập đoàn bao bì của Đức rót thêm 810 tỷ, mở rộng nhà máy ở Việt Nam lên lớn nhất Đông Nam Á
Ngày 18/11, tại thành phố Cologne (CHLB Đức), Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) để đầu tư 30 triệu USD vào KCN Đông Nam Á (Long An)....
-
Hé lộ phương án đầu tư tuyến đường 28.616 tỷ nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư Dự án Trục giao thông đô thị kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang, dự kiến quy hoạch là Quốc lộ 50B.