Theo Bộ Xây dựng, cơ quan này đã nhận được phiếu chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.
Nội dung chất vấn, hiện nay đang tồn tại thực trạng chủ đầu tư huy động vốn trái phép từ người mua nhà khi chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định hoặc chủ đầu tư sau khi hoàn thành xong dự án nhưng chưa giải chấp ngân hàng khoản vay vốn đầu tư, xây dựng dự án trước đó.
Việc này dẫn đến người mua nhà không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bộ Xây dựng thừa nhận có tồn tại thực trạng chủ đầu tư huy động vốn từ người mua nhà khi dự án nhà ở chưa đủ điều kiện . Ảnh minh họa
Câu hỏi của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM muốn Bộ Xây dựng làm rõ vấn đề đã có biện pháp gì, bao gồm cả hành chính và hình sự để hạn chế các sai phạm của chủ đầu tư dự án? Nhất là trong việc sửa đổi luật Nhà ở sẽ đề xuất quy định nghiêm ngặt trong kiểm soát, xử lý các sai phạm để chủ đầu tư không thể làm sai hoặc không dám làm sai?
Chưa sàng lọc tốt năng lực chủ đầu tư
Phản hồi vấn đề này, Bộ Xây dựng thừa nhận có tồn tại thực trạng chủ đầu tư huy động vốn từ người mua nhà khi dự án nhà ở chưa đủ điều kiện huy động vốn; chủ đầu tư thế chấp dự án, bất động sản tại tổ chức tín dụng; dù chưa giải chấp nhưng vẫn huy động vốn nhằm mục đích bán nhà ở theo hình thức hợp đồng góp vốn. Điều này dẫn đến vướng mắc không làm được thủ tục, không bàn giao được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho người mua.
Các tồn tại trong việc chủ đầu tư lách luật huy động vốn khi chưa đủ điều kiện pháp lý có nhiều nguyên nhân.
Trong đó có một số nguyên nhân như: pháp luật hiện hành còn chưa hoàn thiện, đồng bộ để đảm bảo ngăn chặn được triệt để các hành vi lách luật để huy động vốn trong giao dịch bất động sản; năng lực chủ đầu tư dự án bất động sản chưa được sàng lọc tốt; hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản chưa cao, có tâm lý chạy theo lợi nhuận.
Bên cạnh đó, thông tin về thị trường bất động sản chưa thông suốt; công tác thanh tra, kiểm tra, phổ biến pháp luật, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng có giải pháp gì?
Về giải pháp, Bộ Xây dựng cho biết trong thời gian qua các cơ quan chức năng của Bộ các Sở Xây dựng các địa phương đã triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản, xử lý các vi phạm.
Đồng thời, Bộ Xây dựng đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành một số Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Kinh doanh bất động sản; quy định xử phạt vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; quy định chủ đầu tư không được áp dụng các hình thức huy động vốn để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn…
Bộ Xây dựng cho biết đang chủ trì xây dựng luật Nhà ở sửa đổi và luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi nên đã tính toán bổ sung nhóm quy định nhằm hạn chế tối đa việc lách luật huy động vốn của chủ đầu tư.
Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất quy định về các hình thức huy động vốn, quản lý sử dụng vốn huy động của các chủ đầu tư dự án bất động sản; quy định áp dụng biện pháp bảo đảm trong giao dịch mua bán bất động sản hình thành trong tương lai. Quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, bên bán, cho thuê mua, cho thuê bất động sản trong việc phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm quyền lợi của khách hàng; trách nhiệm trong việc áp dụng, ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh doanh bất động sản đúng quy định pháp luật.
Quy định nâng cao về trách nhiệm công khai thông tin bất động sản của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản. Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản thống nhất và liên thông từ Trung ương đến địa phương; liên kết chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các ngành, lĩnh vực, các cơ quan liên quan về quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản.
Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Xây dựng hệ cơ chế, biện pháp điều tiết của Nhà nước đối với thị trường bất động sản; đảm bảo nhà nước quản lý và điều tiết kịp thời, hiệu quả thị trường bất động sản.
-
Kiến nghị giới hạn đặt cọc mua nhà trong tương lai để tránh lợi dụng huy động vốn giá trị lớn
Cử tri TP.HCM vừa có kiến nghị gửi Bộ Xây dựng liên quan đến đã có những kiến nghị liên quan đến luật hóa căn hộ du lịch, đặt cọc mua nhà trong tương lai và thanh toán qua ngân hàng.
-
Những ‘cái bẫy’ trong Văn bản thanh lý hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
“Trước khi ký vào Văn bản thanh lý hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì khách hàng cần phải đọc kỹ lưỡng để tránh những ‘cái bẫy’ mà Chủ đầu tư đã cài sẵn” – Đây là chia sẻ của Luật sư Phạm Thanh Hữu (Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh)....
-
Quy định mới nhất về mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã điều chỉnh và thay đổi một số quy định quan trọng về việc mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
-
Từ ngày 1/7: Không được vay ngân hàng khi mua nhà ở hình thành trong tương lai
Thông tư 22 có hiệu lực từ ngày 1/7, quy định, với khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà, bao gồm nhà ở thương mại thì ngân hàng chỉ được cho cá nhân vay để mua nhà đã được hoàn thành để bàn giao, tức là nhà ở có sẵn....