Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lai Châu là 906.879 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 633.132 ha, Đất chưa sử dụng 231.419 ha, Đất phi nông nghiệp có diện tích 42.328 ha, Đất khu bảo tồn thiên nhiên 41.300 ha, Đất đô thị 19.556 ha và Đất khu du lịch 645 ha.
Trong đất phi nông nghiệp, cơ cấu đất được phân bổ như sau: Đất phát triển hạ tầng có diện tích 16.312 ha, Đất quốc phòng có diện tích 3.887 ha, Đất ở đô thị có diện tích 815 ha, Đất cho hoạt động khoáng sản là 588 ha, Đất nghĩa trang nghĩa địa có diện tích 429 ha, Đất khu công nghiệp có diện tích 200 ha,…
Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020, chuyển mục đích sử dụng 10.679 ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.
Qua Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Lai Châu cần quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng để phát triển dịch vụ, đô thị. Bổ sung đủ nhân sự, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng. Đối với lực lượng cán bộ tài nguyên và môi trường cấp xã cần có chính sách phù họp để tăng tính chuyên nghiệp.
-
Doanh nghiệp quản lý mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam có diễn biến lạ, giá cổ phiếu vượt xa ngưỡng “3 chữ số”
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu KSV của Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP (Vimico) bỗng trở thành hiện tượng lạ với đà tăng “dựng đứng”, vốn hóa theo đó cũng lên hơn 21.500 tỷ đồng.
-
Công ty quản lý, khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam bị cưỡng chế nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam là Đông Pao ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Mỏ này thuộc quản lý và khai thác Công ty CP Đất hiếm Lai Châu - Vimico từ năm 2014.
-
Lai Châu công bố quy hoạch dự án nghỉ dưỡng Pắc Ta và khu du lịch suối Phiêng Phát
Ngày 15/11, Sở Xây dựng Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tân Uyên tổ chức Hội nghị công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch suối Phiêng Phát và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Pắc Ta....