Ảnh minh họa.
Theo đó, tại hội nghị, UBND tỉnh Lai Châu đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 doanh nghiệp với số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Trong đó, dự án thủy điện Là Si 1A có công suất 28 MW, tổng mức đầu tư 1.050 tỷ đồng trao cho Công ty cổ phần Năng lượng ES-LC; Dự án thủy điện Nậm Ngà có công suất 24 MW, tổng mức đầu tư gần 970 tỷ đồng trao cho Công ty TNHH Thủy điện Nậm Ngà.
Dự án trồng rừng trồng cây Hông ở huyện Sìn Hồ có mức đầu tư hơn 115 tỷ đồng trao cho Tập đoàn quốc tế KTD Đại Việt; Dự án trồng rừng công nghệ cao tại xã Nậm Cần, huyện Tân Uyên có số vốn đầu tư 28 tỷ đồng trao cho Công ty TNHH MTV Thái Lai Tâm Huệ An.
Cùng với đó, UBND tỉnh Lai Châu trao 2 giấy chứng nhận cấp mã số cơ sở trồng sâm Lai Châu cho Công ty cổ phần Sao đỏ Tây Bắc và Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thái Minh; ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Lai Châu với 12 nhà đầu tư về các lĩnh vực bất động sản, du lịch, cây ăn quả dược liệu, chế biến nông lâm sản, tiêu thu sản phẩm với quy mô đầu tư trên 3.000 tỷ đồng…
Tại hội nghị, tỉnh Lai Châu cũng công bố danh mục 61 danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực: Nông-lâm nghiệp, du lịch và thương mại-dịch vụ, trong đó, có nhiều dự án đáng chú ý: Vùng trồng và sản suất chè huyện Tân Uyên và Tam Đường, sân golf Tam Đường, khu nghỉ dưỡng cao nguyên Sìn Hồ, tổ hợp sân golf Tân Uyên, nhà máy chế biến rau củ quả xuất khẩu huyện Than Uyên, siêu thị và trung tâm thương mại Tam Đường…
Theo kế hoạch phát triển nhà ở, tỉnh Lai Châu đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 1,8 triệu m2; diện tích nhà ở bình quân đạt 19,5m2 sàn/người (trong đó tại đô thị 30m2 sàn/người, nông thôn 16,5m2 sàn/người). Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 8m2 sàn/người.
Dự kiến nhà ở thương mại phát triển trong giai đoạn này là 4.530 căn với tổng diện tích 815.000 m2 sàn, chiếm tỷ lệ 44%. Trong đó, nhà ở do chủ đầu tư xây dựng để kinh doanh 1.812 căn với 326.000 m2 sàn; Nhà ở do hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng trên đất được chuyển quyền sử dụng đất tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị là 2.718 căn với 489.000 m2 sàn.
Tổng nhu cầu diện tích về đất để phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 khoảng 520ha. Dự kiến tổng nhu cầu vốn để phát triển nhà cho cả giai đoạn khoảng 13.879 tỷ đồng.
-
Bất động sản TP.HCM và các tỉnh lân cận cuối năm 2024 sẽ ra sao?
Theo dự báo từ DKRA Consulting, bước sang quý 4/2024 tình hình tăng trưởng bất động sản TP.HCM và các tỉnh lân cận sẽ rõ nét hơn ở một số phân khúc với sự tác động của các yếu tố về kinh tế và chính sách thị trường.
-
Avison Young vừa công bố Báo cáo Nghiên cứu Thị trường Bất động sản Việt Nam quý 3/2024. Báo cáo trình bày diễn biến nổi bật của các phân khúc bất động sản (BĐS) trong quý 3, với tất cả loại hình duy trì triển vọng tích cực.
-
Công ty quản lý, khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam bị cưỡng chế nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam là Đông Pao ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Mỏ này thuộc quản lý và khai thác Công ty CP Đất hiếm Lai Châu - Vimico từ năm 2014.
-
Lai Châu công bố quy hoạch dự án nghỉ dưỡng Pắc Ta và khu du lịch suối Phiêng Phát
Ngày 15/11, Sở Xây dựng Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tân Uyên tổ chức Hội nghị công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch suối Phiêng Phát và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Pắc Ta....
-
Một tỉnh miền núi phía Bắc vừa chấp thuận đầu tư khai thác 600.000 tấn đất hiếm/năm
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh này sớm xây dựng quy hoạch, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có đất hiếm.