Quy hoạch chi tiết khu du lịch suối Phiêng Phát
Dự án nằm tại xã Trung Đồng và Thân Thuộc với diện tích hơn 61ha. Mục tiêu thu hút khoảng 2.100 khách du lịch/ngày, đồng thời bố trí dân cư hiện hữu và tái định cư khoảng 50 hộ gia đình (tương đương 200 người).
Phân khu chức năng gồm:
- Dịch vụ du lịch: Là vùng lõi trung tâm với các dịch vụ tắm khoáng nóng, giải trí và các tiện ích phụ trợ.
- Khu ở hiện trạng chỉnh trang và tái định cư: Đáp ứng nhu cầu an cư cho người dân trong khu vực.
- Khu nông nghiệp cảnh quan: Tạo không gian vui chơi, trải nghiệm với cây xanh và mặt nước.
Dự án tận dụng nguồn suối nước nóng tự nhiên để phát triển mô hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái.
Quy hoạch khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Pắc Ta
Dự án có quy mô 65,2ha, trong đó diện tích quy hoạch khoảng 61,16ha với khả năng đón tiếp khoảng 3.000 khách du lịch/ngày.
Phân khu chức năng được chia thành 5 khu vực:
- Nghỉ dưỡng và lưu trú tại đồi chè.
- Nghỉ dưỡng khoáng nóng kết hợp trải nghiệm nông nghiệp.
- Khu văn hóa tín ngưỡng.
- Khu thương mại dịch vụ và ẩm thực.
- Khu lưu trú cao cấp.
Hai đồ án quy hoạch được xây dựng nhằm cụ thể hóa Quy hoạch vùng huyện Tân Uyên theo Quyết định số 2983/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Lai Châu. Mục tiêu chính:
- Phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên như suối nước nóng, đồi chè, và cảnh quan núi đồi.
- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc tại Tân Uyên.
- Gắn kết du lịch với sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm đặc trưng địa phương như OCOP.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lò Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên, nhấn mạnh: “Tân Uyên là vùng đất giàu tiềm năng với khí hậu thuận lợi và văn hóa đặc sắc. Các dự án này không chỉ phát triển kinh tế - xã hội mà còn mở ra cơ hội cho du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp.”
Việc công bố quy hoạch là cơ sở pháp lý để triển khai các bước tiếp theo, từ lập quy hoạch chi tiết đến thực hiện đầu tư xây dựng, hướng tới việc đưa Tân Uyên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn tại Lai Châu.
-
Lai Châu trao quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án hơn 5.000 tỷ đồng
Ngày 13/10, Lai Châu đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2024 với loạt dự án được ký kết, trao chủ trương quyết định đầu tư.
-
Doanh nghiệp quản lý mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam có diễn biến lạ, giá cổ phiếu vượt xa ngưỡng “3 chữ số”
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu KSV của Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP (Vimico) bỗng trở thành hiện tượng lạ với đà tăng “dựng đứng”, vốn hóa theo đó cũng lên hơn 21.500 tỷ đồng.
-
Công ty quản lý, khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam bị cưỡng chế nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam là Đông Pao ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Mỏ này thuộc quản lý và khai thác Công ty CP Đất hiếm Lai Châu - Vimico từ năm 2014.
-
Lai Châu trao quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án hơn 5.000 tỷ đồng
Ngày 13/10, Lai Châu đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2024 với loạt dự án được ký kết, trao chủ trương quyết định đầu tư.