Khu vực duy nhất được xây dựng tối đa 45 tầng, chiều cao tối đa 162m là ô đất tại 29 Liễu Giai (quận Ba Đình).
UBND TP. Hà Nội vừa tổ chức hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.
Quy chế đưa ra những quy định riêng về công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử. Trong đó, xác định nhiều khu vực điểm nhấn đô thị mà khi nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng phải thông qua Hội đồng Kiến trúc quy hoạch thành phố.
Theo quy chế, công trình cao tầng là công trình từ 9 tầng trở lên. Khu vực nội đô lịch sử có phạm vi ranh giới quản lý thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng và một phần phía nam của quận Tây Hồ.
Theo đó, Hà Nội cho phép nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng tại các vị trí hai bên đường vành đai, tuyến phố hướng tâm, tuyến phố chính và tại các khu vực điểm nhấn đô thị.
Đối với các ô đất nằm giáp với chỉ giới đường đỏ tại nút giao Cát Linh - Giảng Võ: Nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng với chiều cao tối đa 21 tầng/76m. Tại vị trí khu trung tâm triển lãm Giảng Võ, nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng làm điểm nhấn.
Các ô đất nằm giáp với chỉ giới đường đỏ tại nút giao với đường Trần Khát Chân - Vành đai 1 thì nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng tuân thủ quy định.
Những khu vực không được xây dựng công trình cao tầng gồm: với đường vành đai 1, không xây dựng công trình cao tầng trong khuôn viên công viên Thủ Lệ, công viên Thống Nhất;
Khu vực sân bay hiện hữu ở đường Trường Chinh (đoạn từ nút giao với Khương Thượng đến nút giao với Lê Trọng Tấn);
Khu vực phía tây đường Âu Cơ (đoạn từ nút giao với đường Lạc Long Quân đến nút giao với đường Xuân Diệu);
Khu vực phía tây đường Yên Phụ, Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải (đoạn từ nút giao với đường Hàng Đậu đến nút giao với đường Lò Sũ);
Khu vực phía Tây đường Trần Quang Khải (đoạn từ nút giao với phố Lê Phụng Hiểu đến nút giao với phố Tràng Tiền).
Với khu vực hai bên tuyến phố hướng tâm, các khu vực không xây dựng công trình cao tầng gồm: phố Giảng Võ đoạn từ nút giao với đường Nguyễn Thái Học đến nút giao với đường Cát Linh;
Khu đất cây xanh, thể dục thể thao được quy định tại quy hoạch phân khu đô thị H1-2 trên phố Văn Cao (đoạn từ nút giao với đường ven hồ Tây đến nút giao với đường Hoàng Hoa Thám), phố Tôn Đức Thắng (đoạn từ nút giao với phố Nguyễn Thái Học đến nút giao với ngõ 221 Tôn Đức Thắng), phố Lê Duẩn (đoạn từ nút giao với đường Khâm Thiên đến nút giao với đường Xã Đàn).
Với khu vực 2 bên tuyến phố chính, không xây dựng công trình cao tầng trên các phố Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, đường Hoàng Hoa Thám (đoạn từ nút giao với đường Hùng Vương đến nút giao với phố Ngọc Hà).
Ngoài ra, không được xây dựng công trình cao tầng trên phố Lò Đúc; Pháo Đài Láng kéo dài; phố Chùa Bộc; phố Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng; phố Đội Cấn (đoạn từ nút giao với ngõ 210 Đội Cấn đến nút giao với phố Ngọc Hà).
Đối với các ô đất nằm giáp với chỉ giới đường đỏ tại nút giao với các tuyến phố chính và vành đai, nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng tuân thủ quy định.
Đáng chú ý, Quy chế quản lý kiến trúc TP. Hà Nội cũng quy định về khu vực duy nhất được xây dựng tối đa 45 tầng, chiều cao tối đa 162m là ô đất tại 29 Liễu Giai (quận Ba Đình).
Ngoài ra, có hàng loạt khu vực điểm nhấn đô thị được xây tối đa 39 tầng, chiều cao tối đa 140m. Có thể kể đến như khu vực bán đảo phía đông Hồ Tây (quận Ba Đình), nút giao khu đô thị Tây Hồ Tây và vành đai 2; nút giao đường Vành đai 2 - Hoàng Hoa Thám - Hoàng Quốc Việt; nút giao đường Cầu Giấy - La Thành - Bưởi – Láng.
-
“Đất vàng” Ngọc Khánh sẽ có thêm chung cư cao tầng, dịch vụ thương mại
UBND phường Ngọc Khánh đang lấy ý kiến nhân dân đối với nhiệm vụ quy hoạch và đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, tái thiết, xây dựng lại khu chung cư Ngọc Khánh và phụ cận, tỷ lệ 1/500.






-
Hà Nội thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 20 chỉ tiêu, 70 nhóm nhiệm vụ đột phá, 227 đầu việc cụ thể và 201 dự án ưu tiên....
-
Hà Đông sắp có nhà máy xử lý nước thải gần 800 tỷ
UBND TP. Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng – công trình hạ tầng kỹ thuật cấp I, có vòng đời không dưới 50 năm.
-
Phương án xây “siêu cầu” 12.000 tỷ nối Hà Nội – Hưng Yên
Một cây cầu cấp đặc biệt, chiều dài hơn 7km, rộng tới 33m, với mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng – Cầu Ngọc Hồi đang được kỳ vọng sẽ trở thành “đòn bẩy vàng” cho phát triển liên vùng giữa Hà Nội và Hưng Yên....