Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có 56 dự án NƠXH với 156 nghìn căn hộ, nhưng mới chỉ có 27 dự án đã hoàn thành và 56 nghìn căn là có người ở. Riêng Hà Nội hiện còn 10 nghìn căn hộ đang… ế vì không có người mua.
Theo Luật Nhà ở 2005, thì NƠXH là loại nhà chỉ được thuê mua và cho thuê với cả hai đối tượng đầu tư xây dựng là Nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Có nghĩa là người sử dụng không có quyền đứng tên sở hữu căn hộ mình được thuê ở. Quyền đó thuộc Cty mua bán nhà của Nhà nước. Cũng theo Điều 47 của Luật Nhà ở, NƠXH xây dựng trong đô thị đặc biệt có thiết kế từ 5 - 6 tầng, tại các đô thị khác không quá 6 tầng. Diện tích căn hộ không quá 60m2 và không nhỏ hơn 30m2. Trong khi đó gói hỗ trợ của Chính phủ dành ưu đãi cho người mua căn hộ có diện tích nhỏ hơn 70m2 và với giá dưới 15 triệu đ/m2, chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại cao tầng. Như vậy, không thể nói gói cứu trợ của Chính phủ là để cho NƠXH. Còn thực tế, cho dù diện tích căn hộ nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đ/m2 thì người thu nhập thấp và trung bình cũng không thể mua được. Việc các DN ồ ạt chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang NƠXH để được hưởng các ưu đãi của Chính phủ đang trở thành một hội chứng, là có sự nhầm lẫn khái niệm về nhà ở thu nhập thấp và NƠXH. Sự lập lờ này nếu không tỉnh táo, sẽ lại gây ra một thảm họa nữa cho thị trường BĐS. Thị trường BĐS hiện nay đã rất rối rắm và phức tạp, ngày càng bộc lộ rõ tính không chuyên nghiệp và minh bạch của nó.
Nhà ở là loại hàng hóa đặc biệt, được sản xuất ra với vốn đầu tư lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, và cho nhiều đối tượng có nhu cầu về chỗ ở với khả năng kinh tế khác nhau. Chiến lược phát triển nhà ở đã đưa ra những mục tiêu tốt đẹp về nhà ở cho nhân dân, nhưng lại thiếu điều tra xã hội về thu nhập, khả năng kinh tế của từng đối tượng trong xã hội. Vì thế, các nhà đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, chung cư cao cấp tràn lan, còn nhà ở cho người thu nhập thấp lại không được quan tâm đúng mức. Khi thị trường BĐS phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát, thì sân chơi này một thời gian dài bị giới đầu cơ, buôn bán BĐS mà ta quen gọi là nhà đầu tư thứ cấp thao túng, mua đi bán lại, đẩy giá lên gấp nhiều lần so với giá trị thực. Người lao động có nhu cầu về chỗ ở hoàn toàn bị loại khỏi thị trường này. Điều đó đã gây tác động xấu trong xã hội, làm giàu bất chính cho một nhóm người, làm mất lòng tin của nhân dân.
Hiện trạng thị trường BĐS hôm nay là cái giá phải trả cho cách quản lý điều hành vĩ mô và thói làm ăn chụp giật, bất chấp hậu quả vì lợi nhuận của một nhóm người kinh doanh BĐS. Việc hỗ trợ của Chính phủ là cần thiết, nhưng không phải là cái phao để cứu sống thị trường đang chết chìm này. Ngay từ bây giờ, hơn ai hết, các DN BĐS phải tự cứu lấy mình bằng cách giảm giá bán thật nhanh để đẩy hàng tồn kho, và thoát khỏi cái thòng lọng lãi suất đang thít dần vào cổ, thay vì ngày ngày đi đánh “golf” rồi kêu ca chờ giải cứu của Chính phủ!
-
'Không có phép màu giúp bất động sản bật dậy'
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng gói tín dụng 30.000 tỷ đồng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh làm địa ốc bật dậy mà chỉ là hỗ trợ thị trường ấm dần lên. <br/br>
-
HUD3 đổi tên dự án Golden Palace
CafeLand - Công ty HUD3 vừa có quyết định bãi bỏ tên gọi tắt Golden Palace của dự án Khu chung cư cao cấp và văn phòng cho thuê tại số 121-123 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội do trùng với tên một dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh.
-
Chậm thu cả ngàn tỷ đồng tiền sử dụng đất tại Ciputra: Nhà nước và người mua nhà đều bị thiệt
Liên quan việc Hà Nội thu thêm cả ngàn tỷ đồng tiền sử dụng đất của giai đoạn II khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra), nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ cho rằng: