UBND TP Hà Nội vừa có Tờ trình gửi HĐND TP đề nghị thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND TP Hà Nội làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, với tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng.
Vị trí xây dựng cầu Ngọc Hồi
Theo đó, UBND TP Hà Nội đề xuất HĐND TP Hà Nội xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu;
Thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND TP Hà Nội làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu (theo cơ chế quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Thủ đô đối với dự án đi qua địa bàn 2 tỉnh, thành phố, có sử dụng vốn từ nguồn ngân sách trung ương).
Điểm đầu dự án đầu tư tại huyện Thanh Trì, Hà Nội (kết nối với điểm cuối dự án đường Vành đai 3,5 đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cách cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khoảng 360m về phía Đê Hữu Hồng).
Điểm cuối tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Km7 500) kết nối với đường Vành đai 3,5 trên địa phận huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cách đê Tả Hồng 700m về phía cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Về quy mô dự kiến, tổng chiều dài cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu khoảng 7,5km. Trong đó, chiều dài cầu chính và cầu dẫn 7,2km, rộng 33m. Đường đầu cầu phía Hưng Yên dài khoảng 300m, rộng 60m.
Đồng thời, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hè đường, chiếu sáng, tổ chức giao thông, cây xanh, chỉnh trang và di dời hạ tầng kỹ thuật ngầm nổi...; bố trí hệ thống camera giám sát giao thông thông minh...;
Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi chia làm 2 nhóm dự án thành phần.
Nhóm dự án giải phóng mặt bằng có 3 dự án thực hiện trên địa bàn huyện Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội) và huyện Văn Giang (Hưng Yên).
Nhóm dự án đầu tư xây dựng có 2 dự án (dự án đầu tư xây dựng đường song hành trên địa phận Hà Nội và địa phận tỉnh Hưng Yên; dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu).
Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2025-2030.
-
Hà Nội xem xét xây dựng 3 cây cầu trị giá 45.000 tỷ đồng vượt sông Hồng
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2, để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND, trong đó có việc xem xét thông qua tờ trình xây dựng 3 cây cầu trị giá 45.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng.
-
Loạt dự án tại Hà Nội hưởng lợi khi 3 cây cầu gần 50.000 tỷ đồng khởi công
Dự kiến tháng 5/2025, Hà Nội sẽ khởi công 3 cây cầu vượt sông Hồng với tổng mức đầu tư gần 50.000 tỷ đồng, bao gồm cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi và cầu Trần Hưng Đạo. Đây là các dự án giao thông trọng điểm, không chỉ cải thiện kết nối giữa trung tâm và các khu vực ngoại thành, mà còn tạo cú hích lớn cho thị trường bất động sản. Vậy những dự án nào sẽ hưởng lợi khi loạt công trình hàng chục nghìn tỷ triển khai?
-
Hà Nội chốt thời điểm khởi công 3 cây cầu vượt sông Hồng trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội, trong năm 2025 dự kiến khởi công 12 dự án. Trong số đó, có 3 cây cầu gồm Cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo dự kiến khởi công vào tháng 5/2025.






-
Đề xuất chi gần 22.000 tỷ mở cao tốc xuyên biên giới
Một tuyến cao tốc mới đang được đề xuất triển khai, kết nối Hà Nội với Thủ đô Viêng Chăn (Lào), với tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng trở thành “trục xương sống” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hai nước và cả khu vực tiểu vù...
-
Hà Nội: Cháy lớn tại nhà cao tầng ở Thái Hà, cột khói bốc cao hàng chục mét
Khoảng 14h25 ngày 18/4, tại toà nhà cao tầng số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội xảy ra vụ cháy lớn, cột khói bốc cao hàng chục mét.
-
Tăng tốc với nhà ở xã hội, thí điểm bất động sản điều dưỡng, Cenland kỳ vọng doanh thu tăng 170%
CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland, mã chứng khoán: CRE) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 28/4/2025 tại Hà Nội, với loạt chiến lược đáng chú ý.