Như Tiền Phong thông tin, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa ký quyết định 5269 điều chỉnh một số nội dung ghi tại quyết định số 3123 ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây.
Theo quyết định này, UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất ghi tại quyết định 3128 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) về việc thu hồi hơn 182 ha đất trên địa bàn xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh của huyện Thanh Oai, chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 từ Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP.
UBND TP Hà Nội điều chỉnh quyết định giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 sau 12 năm, dựa trên đề nghị của các cơ quan chức năng trong đó có cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an).
Về quyết định điều chỉnh tên người sử dụng đất Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, khẳng định quyết định điều chỉnh trên là dựa trên căn cứ của pháp luật.
Trao đổi với PV, đại diện UBND TP Hà Nội và Sở TN-MT Hà Nội cho biết, trước đây, căn cứ chủ trương của Thủ tướng năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây đã phê duyệt dự án BT và dự án khác để đối ứng hoàn vốn bằng dự án Khu đô thị Thanh Hà A-B; Khu đô thị Mỹ Hưng - Cienco5. Trong đó đã xác định cụ thể chủ đầu tư là Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5; doanh nghiệp dự án là Công ty Cienco5 Land. Năm 2008, UBND tỉnh Hà Tây đã quyết định giao đất cho Công ty Cienco5 Land (là doanh nghiệp dự án) để thực hiện dự án BT và các dự án đối ứng Thanh Hà A-B; Mỹ Hưng.
Đến nay, Dự án BT là dự án đường trục phía Nam mới thực hiện được 19,9km và dự án đối ứng là Khu đô thị Thanh Hà A - B đã được đầu tư xây dựng và đưa vào kinh doanh, sử dụng một số hạng mục. Hiện còn lại 22km dự án đường trục phía Nam (đoạn cuối) và Dự án Khu đô thị Mỹ Hưng chưa thực hiện giải phóng mặt bằng.
Cùng với đó, UBND TP Hà Nội và Sở TN-MT Hà Nội cũng đưa ra những căn cứ để UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5, cụ thể là: Theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 55 Luật Đầu tư 2005; Điều 87 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Tại Điểm B Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế khu đô thị mới.
Cùng với đó là căn cứ pháp lý hồ sơ gồm: đề nghị của Cơ quan an ninh điều tra - Bộ Công an tại các Văn bản số 948/ANĐT-P5 ngày 6/8/2018, 147/ANĐT-P4 ngày 21/1/2020; Đề nghị của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP tại văn bản số 05 ngày 24/3/2020; Văn bản số 395/TCQLĐĐ-CKTPTQĐ ngày 4/3/2020 của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT; Biên bản Thỏa thuận số 10/BBTT ngày 21 tháng 8 năm 2017 giữa Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 –CTCP (Nhà đầu tư) và Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 (Doanh nghiệp dự án) về việc thống nhất triển khai thực hiện dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây và dự án khác để hoàn vốn giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án.
Trong đó, hai đơn vị thống nhất, đối với phân đoạn 1 của dự án BT (từ Km00 đến Km 19+900) và dự án Khu đô thị Thanh Hà A-B- Cienco 5, Doanh nghiệp dự án sẽ tiếp tục triển khai như quy định tại hợp đồng BT… Đối với phân đoạn 2 của Dự án BT (từ Km19+900 đến Km 41+500) và Dự án Khu đô thị Mỹ Hưng-Cienco 5, Nhà đầu tư là chủ thể trực tiếp thực hiện và quản lý Dự án BT-Phân đoạn 2 và Dự án Khu đô Thị Mỹ Hưng-Cienco5.
Từ những căn cứ pháp lý trên, Sở TN&MT Hà Nội đã trình UBND TP Hà Nội quyết định điều chỉnh tên người sử dụng đất tại quyết định giao đất đối với Dự án Mỹ Hưng từ Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 – CTCP là đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, làm căn cứ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án BT đối với 22km còn lại theo quy định; kết nối đồng bộ hạ tầng đường trục phía Nam, phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội của các huyện phía Nam, thành phố Hà Nội.
-
Gỡ vướng quy hoạch tại 5 huyện sắp lên quận
5 huyện của Hà Nội gồm Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng đã có đề án và đang tập trung triển khai đầu tư, xây dựng lên quận đến năm 2025. Dáng dấp đô thị tại các địa phương này đang dần hiện rõ. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình đưa các huyện này thành quận, đồng thời đảm bảo đô thị đạt chất lượng, phát triển bài bản và bền vững, nhiều ý kiến cho rằng công tác quy hoạch cần được quan tâm gỡ vướng.
-
Một doanh nghiệp muốn làm dự án khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
-
Diễn biến mới về 2 cây cầu hơn 36.000 tỉ bắc qua sông Hồng sắp được Hà Nội đầu tư
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư với 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây đều là những hạ tầng quan trọng, có vốn đầu tư lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư dự ...
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....