Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, Chính phủ sẽ áp dụng một số chính sách hỗ trợ để giá nhà thu nhập thấp có thể giảm thêm nữa. Với diện tích 30 - 40 m2, nhà có giá tối đa 10 -11 triệu đồng mỗi m2.

Tại buổi làm việc với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho hay trong tổng số 90 triệu dân thì 30 triệu dân số sống ở đô thị và 80% người nghèo thiếu nhà ở. Hai thành phố lớn nhất cả nước là Nội, TP HCM có gần 200.000 hộ ở dưới 5m2 mỗi đầu người. Thậm chí có đại biểu Quốc hội của đoàn Hà Nội sống ở nhà 6m2 mỗi người.

Ông Nam cũng cam kết, sắp tới Chính phủ sẽ áp dụng một số chính sách hỗ trợ để giá nhà thu nhập thấp có thể giảm thêm nữa, chỉ tối đa từ 10 triệu đến 11 triệu đồng mỗi m2, với diện tích phổ biến 30 - 40 m2.

Không nên quản lý mà cấn giới hạn room cho tín dụng bất động sản. Ảnh: Hoàng Lan.

Hà Nội có 15.000 căn hộ nhưng mới chỉ bán được 5.000 căn trong khi có tới 4 triệu hộ gia đình có nhu cầu mua nhà thu nhập thấp. Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng có tình trạng một số dự án phát triển theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp tự bỏ vốn, Nhà nước chỉ hỗ trợ về chính sách. Do số lượng căn hộ còn ít, Nhà nước buộc phải khống chế chặt chẽ điều kiện, đối tượng mua nhà, dẫn đến số người đủ điều kiện mua rất hạn chế. Đây là nguyên nhân khiến một số dự án chưa bán hết.

"Tôi khẳng định không có chuyện nhà thu nhập thấp bị ế", ông Nam nói.

Ông Nam dẫn chứng, 980 căn nhà thu nhập thấp của Tổng công ty Viglacera đã bán được 780 căn, 200 căn còn lại sẽ bán trọn gói cho Bộ Công an để làm nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ. Handico 3, 5 có nhiều trường hợp người đã đăng ký mua nhưng chưa đủ tiền để đóng.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ông Trần Bắc Hà cho rằng bất động sản rơi vào tình cảnh ế ẩm như hiện nay là do bong bóng bất động sản gây ra. Bởi vậy, nếu Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng, thị trường sẽ "chết" hẳn. Vấn đề mấu chốt trước mắt là cần tháo gỡ cấp bách cho bất động sản vì nhu cầu nhà ở hiện nay rất lớn. "Trước đây bất động sản là tội đồ thì giờ như là đối tượng chính sách. Bệnh của bất động sản hiện nay nặng lắm rồi, nếu để nó chết lâm sàng thì làm sao mà cứu nổi", ông Hà nhấn mạnh.

Cơ cấu bất động sản hiện đang bất ổn khi dự án "khủng" được bàn đến nhiều, còn người dân có nhu cầu về nhà ở vừa phải lại không được quan tâm. Theo lãnh đạo BIDV, nợ xấu đang là vấn đề "rất nghiêm trọng", lên tới 12 tỷ USD, xấp xỉ 10% GDP. Dư nợ toàn nền kinh tế hiện khoảng 2,8 triệu nghìn tỷ, như vậy mỗi tổ chức chỉ cần bỏ ra 3%, tương đương 100.000 tỷ thì sẽ có 5,6 triệu căn hộ cho người nghèo. Lãnh đạo BIDV kiến nghị cần phải sửa nghị định về quản lý nhà ở xã hội đồng thời giảm lãi suất xuống dưới 6% để khách hàng có thể "chấp nhận được".

Ông Hà đề xuất, Quốc hội cần cho phép khấu trừ vào thuế của doanh nghiệp bất động sản khoảng 5%. Thực tế hiện nay, các nhà thầu hiện nay đều vướng nợ xấu nên không thể cho vay mới được, do đó, cần khoanh nợ xấu để cấp tín dụng mới. Ngoài ra, theo ông Hà, không nên quản lý mà cấn giới hạn room cho tín dụng bất động sản. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương phải dùng ngân sách để mua khoảng 30% quỹ nhà ở xã hội tại địa phương để cung cấp cho các đối tượng chính sách khó khăn.

BIDV cho biết sẽ trình Chính phủ về việc thành lập công ty cho vay nhà ở xã hội quốc gia. Doanh nghiệp dự kiến hoạt động theo phương thức không dùng ngân sách Nhà nước mà do các ngân hàng thương mại cùng góp vốn.

  • Kích hoạt đầu tư nhà ở xã hội

    Kích hoạt đầu tư nhà ở xã hội

    Theo thông tin mới nhất tại dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trình Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã đề xuất nhiều nội dung với mục đích tạo bước ngoặt cho nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp, công nhân lao động, người khó khăn về nhà ở có thể tiếp cận được nhà ở. <br/br>

  • Sẽ xem lại cách tính tiền sử dụng đất của doanh nghiệp BĐS

    Sẽ xem lại cách tính tiền sử dụng đất của doanh nghiệp BĐS

    Sắp tới các doanh nghiệp bất động sản có thể sẽ được giảm bớt áp lực với khoản tiền sử dụng đất theo Nghị định 69 khi những bất cập của vấn đề này được tiếp tục đặt ra và các bộ ngành liên quan hứa sẽ chỉnh sửa trong thời gian tới. <br/br>

  • Vốn ngoại thoái lui: Hết tiền hay cạn niềm tin?

    Vốn ngoại thoái lui: Hết tiền hay cạn niềm tin?

    Các DN ngoại thoái vốn, dừng đầu tư vào BĐS trong bối cảnh thị trường khó khăn kéo dài là điều bình thường. Tuy nhiên, rút lui và không có lời hứa đầu tư mới lại cho thấy những điểm bất thường. <br/br>

Theo Hoàng Lan (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.