Ảnh minh hoạ
Trên cơ sở 22 đơn vị hành chính (2 thị trấn và 20 xã) hiện nay, quận Gia Lâm sau khi thành lập sẽ có 16 phường. Một số xã bị sáp nhập do không đạt tiêu chí diện tích tự nhiên (5,5km2 trở lên) và dân số (15.000 người trở lên) để thành lập phường theo quy định.
Huyện Gia Lâm đề xuất nhập thị trấn Yên Viên với xã Yên Viên, lấy tên phường Yên Viên. Xã Kim Lan nhập với Văn Đức, ghép âm tiết tên hai xã thành tên phường mới Kim Đức.
Xã Đình Xuyên nhập với Dương Hà, lấy tên phường Thiên Đức theo tên dòng sông chảy qua hai xã. Xã Phù Đổng nhập với Trung Màu, lấy tên phường Phù Đổng vì gắn với truyền thuyết Thánh Gióng.
Xã Kim Sơn nhập với Phú Thị, ghép âm tiết tên hai xã thành tên phường mới Phú Sơn. Xã Đông Dư nhập với Bát Tràng, lấy tên phường Bát Tràng vì tên gọi đã có trong sử sách và thương hiệu gốm nổi tiếng.
Sau khi sáp nhập, quận Gia Lâm còn 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.
Huyện Gia Lâm có diện tích 116 km2, dân số 310.000 người. Huyện đề xuất giữ nguyên trụ sở làm việc của các cơ quan, đoàn thể hiện có.
UBND huyện Gia Lâm cho rằng, việc thành lập quận và các phường sẽ giúp hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng đô thị, giao thông, y tế, giáo dục và các thiết chế văn hóa.
Trước đó, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua đề án thành lập quận Đông Anh với 24 phường. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Hà Nội xây dựng kế hoạch thành lập các quận Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì.
-
Lên quận, giá bất động sản Gia Lâm có tăng vọt như Hà Đông năm 2009?
Theo thống kê của một vài đơn vị nghiên cứu thị trường, từ 2017 đến 2022, giá chung cư sơ cấp toàn Hà Nội tăng trưởng trung bình 7%/năm. Trong đó khu Đông của Hà Nội (bao gồm Gia Lâm và Long Biên) có mức tăng giá 16%/năm.







-
TIN VUI: Hà Nội tái khởi công tuyến đường Vành đai 2,5 hơn 1.300 tỷ đồng
Theo chủ đầu tư, dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng – Quốc lộ 1A, quận Hoàng Mai, Hà Nội sẽ chính thức tái khởi công vào ngày 27/5.
-
Hà Nội khởi động loạt dự án lớn tại Tây Hồ
Quận Tây Hồ – nơi hội tụ những quỹ đất “vàng” hiếm hoi còn lại ven Hồ Tây sắp bước vào một giai đoạn phát triển hạ tầng mạnh mẽ khi loạt dự án trọng điểm vừa chính thức được cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất năm 2025. Trong số này, đáng chú ý nhất là...
-
Metro Cát Linh - Hà Đông hơn 18.000 tỉ đồng và bài học về quản lý hạ tầng
Vì sao một công trình có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỉ đồng lại rơi vào tình trạng "hư hỏng vặt" kéo dài mà chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả?