Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định sáng nay trình bày tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Quốc hội
Theo đó, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Trình bày Tờ trình tóm tắt về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ông Định cho biết việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc hệ trọng. Việc này cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả dựa trên kết quả rà soát và đánh giá thực tiễn, nhất là các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.
“Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới”, ông Định nhấn mạnh.
Về định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là 02 nhóm nội dung:
Các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội;
Các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.
Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 08/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng báo cáo với Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Theo đó, căn cứ vào phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 15 thành viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch với thành phần gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức ở trung ương.
-
Sáng nay Quốc hội khai mạc kỳ họp “lịch sử của lịch sử” bàn sửa đổi Hiến pháp và sáp nhập tỉnh
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Tại kỳ họp, Quốc hội xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp cũng như nghị quyết về sáp nhập tỉnh.
-
Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
-
Chủ tịch Quốc hội thông tin về kỳ họp xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh
Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.








-
Cả nước giảm gần 130.000 biên chế cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh, xã
Dự kiến sau sắp xếp cấp tỉnh giảm hơn 18.440 biên chế; cấp xã giảm hơn 110.780 biên chế.
-
TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu liên thông dữ liệu chuẩn bị hợp nhất
Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM vừa thống nhất ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức vận hành các hệ thống thông tin sau khi hợp nhất đơn vị hành chính, theo SGGP....
-
Mỗi xã, phường, đặc khu sau sáp nhập sẽ có một Trung tâm hành chính công
Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, một mô hình mới đang được Bộ Nội vụ đề xuất và thiết kế: mỗi xã, phường, đặc khu sẽ có một trung tâm phục vụ hành chính công, đóng vai trò như “đầu mối một cửa” phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp tại địa ...