Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, theo dự kiến Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra từ ngày 5/5 đến ngày 30/6, thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến lần đầu đối với 16 dự án luật khác. Đây là Kỳ họp có rất nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội
Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV cũng sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi các luật liên quan đến sửa đổi Hiến pháp nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết.
Nhấn mạnh Kỳ họp thứ 9 có khối lượng công việc rất lớn, có ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan tích cực chuẩn bị các nội dung Kỳ họp, nhất là các dự án Luật được trình Quốc hội thông qua, các nghị quyết có liên quan.
Đồng thời, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, khẩn trương triển khai công việc trên tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng" nhằm bảo đảm chất lượng và thành công của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng, dự kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định: các nội dung theo thẩm quyền về lập hiến; 44 nội dung thuộc công tác lập pháp; 12 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời, có 08 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội nghiên cứu.
Về thời gian diễn ra Kỳ họp, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 35,5 ngày.
Cụ thể, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc khai mạc Kỳ họp sớm hơn thông lệ, vào ngày 05/5.
Đồng thời, để bảo đảm sự đồng thuận cao, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc xin ý kiến đại biểu Quốc hội về việc tổ chức Kỳ họp sớm hơn quy định trước khi tiến hành triệu tập Kỳ họp (sau khi có kết luận của cấp có thẩm quyền về việc tổ chức Kỳ họp).
Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp tiến hành theo 02 đợt: đợt 1 là 20 ngày (từ thứ Hai ngày 5/5 đến hết thứ Tư ngày 28/5); đợt 2 là 15,5 ngày (từ thứ Tư ngày 11/6); thời gian Quốc hội nghỉ giữa 02 đợt là 13 ngày.
Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục rút ngắn tối đa thời gian trình bày tờ trình, báo cáo như đã thực hiện tại Kỳ họp thứ 8 để dành thời gian cho Quốc hội thảo luận, các cơ quan phát biểu, giải trình; không bố trí trình bày các báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024, chỉ bố trí thảo luận lồng ghép với phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước đối với 02 nội dung trên.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin về việc sáp nhập tỉnh thành
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Bộ Chính trị đang xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (không tổ chức cấp huyện) và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để trình Trung ương.
-
Lấy ý kiến nhân dân một tháng về sửa Hiến pháp để sắp xếp tổ chức bộ máy
Sáng 24/3, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội để cho ý kiến về Dự thảo Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, phục vụ việc sắp xếp Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Sau khi sửa Hiến pháp mới xem xét bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sau khi sửa đổi Hiến pháp sẽ đi vào nghiên cứu xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.







-
Ngày 1/5 tới: 63 tỉnh, thành phải gửi đề án sắp xếp đơn vị hành chính về Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6....
-
Bộ Nội vụ đề xuất 3 tháng nữa sẽ chấm dứt hoạt động cấp huyện
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cả nước dự kiến còn 34 tỉnh, thành
Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường....