Theo đó, hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định gồm: Tờ trình của UBND tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; báo cáo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt);…
Theo dự thảo quy hoạch cuối kỳ, tỉnh Đồng Nai xác định lấy người dân làm trung tâm, phát triển có chọn lọc, thu hút các ngành công nghệ cao, hướng đến mục tiêu phát thải trung tính “Net-Zero” vào năm 2050. Đồng thời, tỉnh xác định những dư địa mới cần được đánh thức và khai thác hiệu quả như Quy hoạch tuyến sông Đồng Nai, quy hoạch vùng phụ cận sân bay Biên Hòa và sân bay Long Thành là vùng động lực mới cho phát triển đột phá của tỉnh.
Đồng Nai đưa ra khung định hướng với 5 trụ cột phát triển và 6 yếu tố hỗ trợ làm nền tảng để Đồng Nai hiện thực hóa mục tiêu 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, 5 trụ cột phát triển được Đồng Nai lựa chọn là: Phát triển ngành công nghiệp Đồng Nai hướng đến trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại của cả nước; Phát triển du lịch đô thị dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ công nghiệp; Nông nghiệp hiệu quả cao và bền vững; Xây dựng sân bay Long Thành là trọng tâm để phát triển thành phố sân bay xứng tầm khu vực; Phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, góp phần hoàn thành mục tiêu Net-Zero năm 2050.
6 yếu tố hỗ trợ để Đồng Nai phát triển các trụ cột trên là cơ sở hạ tầng kết nối đa phương thức; Nguồn vốn đầu tư đa dạng, chất lượng; Nguồn nhân lực chất lượng cao; Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; Quản trị & điều hành đồng bộ, hiệu quả; Thể chế, chính sách đột phá.
Khi nào sẽ trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tỉnh Đồng Nai?
Về quy hoạch đô thị, đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai sẽ có 23 đô thị. Sau năm 2030 sẽ có 29 đô thị.
Trong đó, Biên Hòa tiếp tục trở thành đô thị trung tâm của tỉnh, tập trung phát triển dịch vụ, du lịch kết hợp cảnh quan xung quanh sông Đồng Nai.
Long Thành trở thành đô thị thông minh, là trung tâm thương mại dịch vụ, là đầu mối giao thông kết nối toàn vùng, cùng hình thành các khu logistics, công nghệ cao. Nhơn Trạch trở thành khu đô thị mới, đô thị thông minh, cảng biển và đầu mối giao thông kết nối với vùng.
Long Khánh là đô thị đầu mối tiếp nhận, phân phối, chế biến nông sản, hình thành khu công nghiệp chế biến thực phẩm lớn toàn vùng, cùng với đó hình thành làng Đại học là trung tâm đào tạo nhân lực trong khu vực.
-
Có gì trong quy hoạch đô thị Long Thành hơn 43.000 ha vừa được duyệt?
Thông tin trên báo Nhân Dân cho biết, ngày 20/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 185/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045.
-
Cầu lớn nhất trên tuyến Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với TP.HCM sẽ đạt cột mốc quan trọng trước Tết Nguyên đán 2025
Cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến Vành đai 3 TP.HCM nối huyện Nhơn Trạch với TP. Thủ Đức (TP.HCM) dự kiến sẽ được hợp long toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2025. Đây là cây cầu có quy mô lớn nhất thuộc dự án Vành đai 3....
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....