Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên UBND xã, phường sau sắp xếp.
Đây là một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Cụ thể, điều 12 của dự thảo nghị quyết nêu rõ, việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương sau khi săp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hương dẫn của cấp có thẩm quyền.
Tổ chức chính quyền địa phương sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cùng cấp được thực hiện như sau: Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) của các đơn vị hành chính cũ được hợр thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với phường không tổ chức HĐND theo quy định tại nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị, thì phường mới sau sắp xếp tiếp tục không tổ chức HĐND theo quy định tại nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị. Việc tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2026 - 2031 thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Tại kỳ họp thứ nhất của HĐND ở đơn vị hành chính cấp tỉnh mới quy định tại, 1 triệu tập viên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi HĐND bầu ra Chủ tịch HĐND của đơn vị hành chính mới.
HĐND của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới bầu các chức danh của HĐND, UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và hoạt động cho đến khi HĐND khóa mới được bầu ra. Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định Chủ tịch HĐND xã, phường sau sắp xếp.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường sau sắp xếp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND, UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương cho đến khi UBND khóa mới được bầu ra.
-
Chi tiết đề xuất trình tự, thủ tục, đề án sáp nhập tỉnh
Tại dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính đang được Bộ Tư pháp thẩm định do Bộ Nội vụ xây dựng đã đề xuất trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh thành: Dự kiến giữ nguyên 11 tỉnh
Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
-
Trước 30/6: Quốc hội thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh
Ban Chỉ đạo Trung ương vừa ban hành Công văn 43-VC/BCĐ năm 2025 về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.








-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cả nước dự kiến còn 34 tỉnh, thành
Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường....
-
Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin về việc sáp nhập tỉnh thành
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Bộ Chính trị đang xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (không tổ chức cấp huyện) và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để trình Trung ương....
-
Bình Dương dự kiến có phường Thủ Dầu Một, Bến Cát, Dĩ An, còn 27 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Ngày 28/3, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các văn bản mới về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trong đó dự kiến việc giảm từ 91 xã, phường xuống còn 27 xã, phường, dự kiến tên gọi các phường mới....